Cách Làm Bánh Chưng Tết Truyền Thống Ngon Chuẩn Vị Chỉ 2 Giờ

HomeStory

Member
18 Tháng năm 2023
367
0
16

Cách làm bánh chưng Tết ngon luôn là vấn đề được các chị em nội trợ quan tâm, đặc biệt bên cạnh hương vị truyền thống thì hiện nay còn có thể cách làm các loại bánh chưng mới như bánh chưng – lá chuối – nhân ngọt – nhân cá,…Hãy cùng Nội thất HomeStory tìm hiểu và chuẩn bị 1 mâm bánh chưng tết thật ngon cho cả nhà mà chỉ cần chút thời gian thôi bạn nhé.
Cách Làm Bánh Chưng Ngày Tết
cách làm bánh chưng ngày tết

Tìm hiểu về bánh chưng Tết truyền thống​

Bánh chưng ngày Tết là gì?​

Bánh chưng được xem là quốc thực của dân tộc Việt, là món ăn truyền thống mà bất kỳ ai cũng biết và cũng từng được ăn. Từ truyền thuyết Lang Liêu, bánh chưng được tạo ra để tôn vinh công ơn của các bậc trưởng bối, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, với đất trời (bánh chưng là đất bánh dày là trời). Các dịp thường làm bánh chưng là vào Tết Nguyên Đán (Tết âm lịch) và Giỗ tổ Hùng Vương (vào ngày mùng 10 tháng 03 âm lịch) hàng năm.
Bánh có hình dáng vuông vức, đại diện cho mặt đất (theo quan niệm đất vuông trời tròn); bên ngoài là màu xanh mướt của lá dong, đại diện cho mẹ thiên nhiên; bên trong bánh là nếp, đậu xanh và thịt heo đại diện cho sự sống dung dưỡng bên trong mẹ thiên nhiên.
Mặc dù gọi là bánh chưng (chưng trong chưng cất hoặc còn hiểu là hấp), tuy nhiên, cách làm bánh chưng lại là luộc trong nước. Nhờ đó mà mùi vị của bánh được hòa quyện giữa lá dong, đậu xanh, nếp và vị béo ngậy của thịt mỡ.

Bánh chưng làm bằng gì?​

Bánh chưng được làm từ 4 loại nguyên liệu chính gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Ngoài ra ở một số nơi sẽ thay đổi nguyên liệu như nếp hoặc thịt để tạo ra các món bánh chưng mới phù hợp với khẩu vị vùng miền như bánh ngũ sắc, bánh nhân cá, bánh cốm,…chính vì vậy cách làm bánh chưng rất phong phú đa dạng và hương vị cũng độc đáo tuỳ theo từng vùng miền.
Bánh Chưng Làm Bằng Gì
bánh chưng làm bằng gì – cách làm bánh chưng ngon
Bánh chưng truyền thống ngày Tết ở miền Bắc thường có nhân thịt heo hoặc không, nhiều người làm nhân chay không thịt để có thể bảo quản được lâu ngày, trong khi đó ở miền Nam người ta sẽ làm nhân chuối để tránh bị ngán.

Sự khác nhau giữa bánh chưng miền Nam và Bắc – Trung​

Mỗi vùng miền sẽ có những đặc sản và đặc trưng về khẩu vị khác như, vậy nên bánh chưng và cách làm bánh chưng cũng có nhiều điểm khác biệt ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, như:

Bánh chưng vuông miền Bắc – gói lá dong​

Bánh chưng miền Bắc được xem là loại bánh chưng truyền thống nhất, giữ được nét cổ truyền và hương vị ban đầu. Ở miền Bắc chỉ làm loại bánh chưng vuông gói lá dong, bên trong lá là nhân gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh.
Cách Gói Bánh Chưng Vuông Ngày Tết
cách gói bánh chưng vuông ngày tết – cách làm bánh chưng

Bánh chưng miền Nam – gói lá chuối​

Ở miền Nam người dân không làm và cúng bánh chưng hình vuông mà gói hình trụ dài, gói bằng lá chuối thay vì lá dong, còn gọi là bánh tét hay bánh đòn. Bánh tét về cơ bản cũng giống bánh chưng nhưng ít đậu xanh và ít thịt (hoặc không thịt) để có thể ăn qua tết. Chính vì vậy nên cách làm bánh chưng và bánh tét cũng có đôi phần khác nhau về cả quy trình lẫn hình thức.
Cách Làm Bánh Chưng Miền Nam
cách làm bánh chưng miền nam

Bánh chưng miền Trung – quy tụ tinh hoa 2 miền Nam Bắc​

Miền Trung sẽ cúng cả bánh chưng và bánh tét, tuy nhiên bánh chưng miền Trung lại bé và ít nhân hơn miền Bắc còn bánh tét thì dùng để ăn tại nhà chứ không mang đi làm quà biếu tết. Nguyên nhân là bánh tét hay còn gọi là bánh đòn có tên giống với đòn roi nên họ kiêng không mang đi biếu tặng. Cách làm bánh chưng của miền Trung thì cũng giống miền Bắc, chỉ là giới hạn về nguyên liệu và kích cỡ.

Cách làm bánh chưng Tết ngon đủ loại​

Theo thời gian, khẩu vị vùng miền dần có sự thay đổi và cũng yêu cầu nhiều hơn về tính sáng tạo trong ẩm thực dân tộc, do đó bánh chưng cũng được cải tiến nhiều hơn so với truyền thống. Sau đây là cách làm bánh chưng truyền thống ngày Tết 2 miền Bắc Nam và các loại bánh chưng cải tiến với nhiều vị ngon mới lạ.

Cách làm bánh chưng truyền thống ngày Tết miền Bắc​

  • Thời gian chuẩn bị: 1 giờ 30 phút
  • Thời gian chế biến: 5 giờ
  • Độ khó hoàn thành: Dễ

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng miền Bắc​

  • Gạo nếp: 650 gram/cái
  • Đậu xanh không vỏ: 400 gram/cái
  • Thịt ba chỉ lợn: 300 gram/cái
  • Lá dong

Sơ chế​

Sau khi đã có nguyên liệu làm bánh chưng trước khi tiến hành bạn nên ngâm nếp và đậu xanh không vỏ ít nhất 4 tiếng đồng hồ, tốt nhất là nên ngâm qua đêm. Một mẹo nhỏ để gạo nếp được thơm và có màu xanh đẹp mà không phải ai cũng biết đó là bạn nên ngâm chung nếp với lá riềng hoặc lá dứa.
  1. Nếp sau khi ngâm thì cho vào rổ và để ráo nước, rắc 1 – 2 muỗng cà phê muối vào sau đó trộn đều.
  2. Đậu xanh không vỏ cũng làm tương tự, đợi ráo nước thì trộn chung với muối và tiêu.
  3. Thịt ba chỉ lợn rửa sạch, để ráo; sau đó ướp với muối, tiêu và đường.

Hoàn thành​

Sau khi hoàn thành theo đúng công thức làm bánh chưng ở trên, các bạn để vào tủ lạnh để bảo quản, khi nào ăn thì dùng lò vi sóng rã đông là được.

Cách làm bánh chưng lá chuối miền Nam​

Nguyên liệu làm bánh chưng lá chuối​

  • 400g gạo nếp cái hoa vàng
  • 200g đậu xanh đã đãi sạch vỏ
  • 1 bó lạt tre
  • 100g thịt ba chỉ
  • 1 bó lá chuối (tàu lá dài, còn nguyên vẹn)
  • Gia vị: Muối, hạt nêm, tiêu xay

Cập nhật các cách làm bánh chưng ngày Tết tại HomeStory​

Vốn là món ăn truyền thống nhưng cách làm bánh chưng ngày tết ngày càng thay đổi liên tục cả về khẩu vị và nguyên liệu, chính vì vậy để có được cách làm ngon và cập nhật nhanh nhất, các bạn nên tham gia hội Nghiện Bếp của HomeStory để cập nhật liên tục nhé.
Đặc biệt khi theo dõi Zalo OA của HomeStory, bạn sẽ được nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong lần mua hàng đầu tiên.
Hãy theo dõi ngay và cập nhật các thông tin mới nhất về cách làm bánh chưng tết của HomeStory tại Facebook HomeStory bạn nhé.
 

Bài mới nhất