Cách phân biệt cua biển Cà Mau thật - giả

cuabeo

Member
13 Tháng hai 2023
30
0
6
Nhiều bà nội trợ phân vân: "Làm sao để nhận biết cua Cà Mau ngon?". Hãy bỏ túi ngay mẹo đơn giản sau đây.

Thời điểm mua cua biển
Đầu tháng hoặc cuối tháng là thời điểm thích hợp để mua cua biển nếu bạn muốn có cua ngon. Vì những ngày giữa tháng là chu kì cua đang lột vỏ để phát triển, chúng sẽ nhịn ăn nên thường gầy và ít thịt.
Phân biệt các loại cua biển
Nhiều người mua cua dễ dàng bị người bán qua mặt vì họ không biết cua biển Cà Mau trông như thế nào. Vì vậy, việc phân loại được các loại cua biển Cà Mau là điều đầu tiên và khá quan trọng mà người mua cua cần biết để tránh mua phải hàng giả.
bi-quyet-chon-mua-cua-ghe-tuoi-nhieu-thit-2_760x570
Ảnh minh họa.

Cua biển Cà Mau có các loại: cua thịt (gồm cua Y, cua Yếm vuông, cua Xô), cua Cốm (2 da) và cua gạch. Đặc điểm của từng loại cua như sau:
- Cua Y lúc nào cũng có càng to, dáng đẹp, yếm dài hình chữ Y. Con to nhất có thể đạt trọng lượng trên 700 gram, thịt chắc, ăn vào thấy thịt ngọt và ngon.
- Cua Cốm có vỏ mỏng, thân mình ửng hồng. Xem bên trong yếm thấy lông màu đỏ hồng, gạch cua nhiều và có màu vàng ươm.
- Cua Gạch có yếm rất to, yếm cua gần giống hình thang.
Phân biệt cua thật – cua giả
Đầu tiên, hãy nhìn vẻ bề ngoài của con cua. Vì cua Cà Mau vốn không đẹp như các loại cua ở nơi khác nên cua thật nhìn sẽ có màu sẫm hơn, nhìn cứng cáp hơn, trong khi cua giả (hoặc cua nuôi công nghiệp) thì có màu trắng, trong xanh.
Tiếp theo, nhìn lớp da lụa trên càng cua, nếu có màu hồng tươi hoặc hồng sậm thì mới nên mua vì cua này nhiều thịt. Đặc biệt hơn, nếu lớp da này thẳng bóng chứng tỏ cua béo và còn tươi. Ngược lại là cua cũ, lớp da nhăn nheo, không nên mua.

Dùng ngón tay cái thử ấn vào nốt thứ 3 (trong 5 nốt) bụng cung, ở hai bên yếm. Khi ấn thấy cứngtức là cua chắc thịt. Ngược lại thì cua ít thịt, yếm cua mềm.
Trong lúc lựa cua, nếu quan sát thấy yếm cua bám chắc vào thân cua chuyển động chân và càng nhanh, phần gai trên càng cua và mai cua còn sắc, nguyên vẹn, tức là con cua này còn khỏe, sau khi mua về dễ bảo quản.
Cách phân biệt cua đực và cua cái:
Cua đực thì yếm (vùng tam giác phía dưới bụng) nhỏ, cua cái thì yếm to.
Xem càng:


– Xem màu lớp da lụa (da non) giữa kẹt khuỷu (cùi chỏ) trên càng cua. Nếu lớp da này màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt. Và bạn cần nhìn kỹ hơn: cua mới bắt thì lớp da này thẳng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ sẽ ốm do bị rọng lâu ngày, lớp da này nhăn nheo.
Bóp yếm:
– Khi bóp yếm cua, nếu bạn cảm thấy cứng tay là cua chắc. Ngược lại, bạn nghe mềm (phập phều) thì cua ít thịt (ốp).
Bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, phía dưới mu:
– Bóp vừa tay, nếu bạn thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua còn khỏe (thịt ngon). Ngược lại, cua đã yếu – sắp chết. Bởi trước khi chết khoảng 2 giờ, thịt cua bủn dần – nhiều nước (bán thịt).


Thận trọng với cua giá rẻ
Hãy cân nhắc khi mức giá mà người bán cua đưa ra có vẻ bất thường. Đối với cua giả, người bán sẽ rao với giá rẻ đến bất ngờ để thu hút được nhiều khách hàng và kích thích họ mua cua. Mặt khác, nhiều người bán còn dùng chiêu lấy dây to, nặng để buộc cua, nhằm tăng trọng lượng món hàng.
 

Bài mới nhất