Có cần xin giấy phép khi sửa chữa nhà ở không?

26 Tháng bảy 2023
59
0
6
Sửa chữa nhà ở cần xin giấu phép hay không? Trong nhiều trường hợp, việc sửa chữa nhỏ và không làm ảnh hưởng đến cấu trúc chính của ngôi nhà có thể không yêu cầu giấy phép. Tuy nhiên, các công việc lớn, thay đổi cấu trúc hoặc làm thay đổi mục đích sử dụng vẫn có thể đòi hỏi thủ tục giấy phép. Cùng văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay dưới đây!

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói uy tín, nhanh chóng tại Hà Nội. Thủ tục sang tên sổ đỏ cần những giấy tờ gì?

[IMG]

1. Sửa chữa nhà có cần xin giấy phép không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 quy định, công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trừ các trường hợp được miễn.

Theo đó, điểm d khoản 2 Điều này quy định 02 trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở được miễn giấy phép xây dựng, bao gồm:

- Một là các trường hợp có nội dung sửa chữa, cải tạo mà không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường;

- Hai là công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài nhưng không tiếp giáp với đường trong đô thị (có yêu cầu về quản lý kiến trúc).

Do đó, nếu việc sửa chữa nhà ở không thuộc các trường hợp được miễn nêu trên thì cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật hiện hành.

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu chính xác tại Việt Nam.

2. Sửa chữa nhà ở có cần xin giấy phép có bị phạt không?

Theo những quy định nêu trên, có thể thấy rằng việc sửa chữa nhà ở (ngoại trừ một số trường hợp được miễn) thì đều phải tiến hành xin giấy phép xây dựng.

- Đối với nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng;

- Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa và những công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng

- Đối với những công trình có yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 120 đến 140 triệu đồng.

Mức phạt tiền này được áp dụng đối với tổ chức, đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ngoài mức xử phạt nêu trên, nếu công trình đã sửa chữa xong, tức là hành vi vi phạm đã kết thúc, chủ đầu tư còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định của điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả hiện đại nhất hiện nay

[IMG]

3. Hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà ở gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà ở cụ thể bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ (Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP)

- Một trong các giấy tờ chứng minh có quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình nhà ở riêng lẻ theo quy định

- Bản vẽ hiện trạng bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt cùng ảnh chụp hiện trạng theo quy định

- Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng mỗi loại công trình theo quy định.

- Trường hợp là công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì hồ sơ cần có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng chuyển nhượng nhà đất cần những giấy tờ gì?

Trên đây là giải đáp về vấn đề “Có cần xin giấy phép khi sửa chữa nhà ở không?”
Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: [email protected]
 

Bài mới nhất