Đặc trưng của tranh sơn dầu được coi là thể loại tranh phổ biến nhất trên khắp thế giới. Các bức họa thường được đấu giá thường xuyên nhất, tại các triển lãm tranh thu hút nhất… hầu hết đều là từ tranh sơn dầu. Chất liệu sơn dầu nó có thể sử dụng để vẽ – tả mọi thứ. Từ chân dung cho đến phong cảnh hay trừu tượng, hoặc các chất liệu kết hợp trong hội họa. Vậy, có ta thể định nghĩa tranh sơn dầu là gì?
Tranh sơn dầu là gì?
Tranh sơn dầu là tranh vẽ bằng sơn dầu – một loại họa phẩm được làm từ bột màu kết hợp hòa quyện với dầu để tạo độ kết dính cho hỗn hợp. Các loại dầu thường được dùng là dầu lanh, dầu hạt anh túc, dầu hạt óc chó. Đôi khi họa sĩ còn sử dụng cả dầu hồng hoa.
Mỗi loại dầu có sự ảnh hưởng khác nhau lên màu tranh vẽ ví dụ như thời gian ngả vàng. Dầu cũng sẽ anhe hưởng đến thời gian khô và độ bóng của màu sắc. Người họa sĩ sẽ thể sử dụng nhiều loại dầu để pha màu khi vẽ một bức tranh. Điều đó tùy thuộc vào loại sắc tố và hiệu ứng của bức tranh mà họ mong muốn. Màu tranh sơn dầu cũng thay đổi tùy thuộc vào chất dung môi khi pha loãng. Dầu còn có thể được đun sôi với nhựa thông hoặc nhũ hương để tạo độ bóng.
Mona Lisa – bức tranh sơn dầu nổi tiếng nhất thế giới
Pha màu sơn dầu còn đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh gây các phản ứng hóa học. Sắc tố còn có thể là nguyên liệu khoáng, hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học khác.
Tranh sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh. Sơn dầu cũng có thể dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các loại màu có tính đặc biệt.
Sơn dầu được sử dụng từ khi nào?
Khoảng thời gian giữa thế kỷ 5 và thể kỷ 10, sơn dầu đã được các họa sĩ sử dụng để vẽ những bức tranh Phật giáo ở Tây Afghanistan. Nhưng đến tận thế kỷ 15 sơn dầu mới trở nên phổ biến. Có lẽ rằng nó đã được du nhập về phương Tây ở thời kỳ trung cổ. Sơn dầu đã trở thành chất liệu chính để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật với những ưu điểm vượt trội của nó. Điển hình là những bức tranh kiểu Hà Lan mới ở Bắc Âu và sự phát triển của các kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu thời Phục Hưng. Từ đó, sơn dầu có lẽ đã gần như thay thế hoàn toàn các loại chất liệu vẽ tranh khác.
Trong những năm gần đây, sơn dầu trộn nước đã trở nên thông dụng hơn. Chất liệu mới này nó phần nào thay thế sơn dầu truyền thống. Sơn dầu trộn nước nó có chứa một chất chuyển thể. Chất này nó giúp rút ngắn thời gian khô của màu. Hiệ thời gian khô chỉ còn từ 1 – 3 ngày thay vì 1 – 3 tuần như trước đây.
Cũng có lúc người ta sẽ dùng từ “màu dầu” thay cho từ “sơn dầu”. Cách gọi chỉ chất liệu dùng trong tác phẩm.
Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu
Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu truyền thống thường thì bắt đầu với việc người họa sĩ dùng than chì hoặc màu mỏng phác họa lên toan vẽ. Bột màu được trộn với dầu hạt lanh, khoáng chất hoặc chất dung môi khác. Cách này giúp nó dễ pha loãng, tăng hoặc giảm thời gian khô màu. (Dung môi cũng có tác dụng hòa tan sơn dầu nên cũng được dùng làm chất tẩy rửa dụng cụ vẽ tranh).
Một nguyên tắc cơ bản của vẽ tranh sơn dầu lúc bấy giờ là lớp màu bên trên cần chứa nhiều dầu hơn lớp màu bên dưới. Điều này nó giúp các lớp màu được khô đều, nếu không áp dụng điều này thì bức tranh sẽ có thể bị vỡ và bong.
Yếu tố quyết định sự ổn định và bền chắc của một bức tranh chính là chất lượng và loại dầu vẽ. Có nhiều chất phụ khác có thể được pha cùng với sơn dầu như sáp lạnh, nhựa cây và véc ni. Những chất bổ trợ này giúp người họa sĩ điều chỉnh độ mờ, độ bóng, độ đậm đặc của nét vẽ. Nó cũng tăng khả năng bám dính và bao phủ những nét vẽ đó. Đó là những yếu tố quan trọn và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thể hiện của sơn dầu.
Vậy, tranh sơn dầu thường được vẽ bằng gì?
Tranh sơn dầu thường được vẽ bằng cọ nhưng cũng có nhiều cách vẽ khác như vẽ bằng bay hoặc là giẻ.
bảng pha màu (pallete)
Sơn dầu thì lâu khô hơn các chất liệu khác. Điều đó cho phép người vẽ có thể sửa đổi màu sắc, bề mặt hay đường nét trong bức tranh đang vẽ. Đôi khi, người họa sĩ còn có thể loại bỏ cả lớp sơn dầu cũ để vẽ lại từ đầu. Bằng cách đơn giản là lau bằng giẻ và nhựa thông nếu sơn còn ướt. Còn khi sơn đã khô thì sẽ phải cạo.
Sơn dầu khô bằng quá trình ô-xy-hóa chứ không phải do nước bốc hơi đi. Thời gian để có thể sờ bằng tay lên tranh thường mất khoảng 2 tuần. Tuy vậy, một số loại sơn dầu có thể khô chỉ trong vòng vài ngày. Thời gian để bức tranh khô hoàn toàn sẽ mất khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Đối với các nhà chuyên gia bảo tồn, một bức tranh sơn dầu chỉ thực sự khô khi nó có tuổi thọ từ 60 – 80 năm.
Lịch sử sơn dầu
Dựa theo lịch sử của loại màu tempera (bột màu trộn với trứng và sẽ vẽ lên bề mặt thạch cao) và các loại màu vẽ khác ở Châu Âu cho thấy, màu sơn dầu được phát hiện theo một cách riêng biệt. Có những bằng chứng cho thấy sơn dầu đã được sử dụng từ rất sớm ở Afghanistan. Có thể thấy các bề mặt ngoài trời như tường nhà hay khiên đấu sĩ, đồ trang trí… các bề mặt này khi được phủ bằng sơn dầu đều bền hơn so với chất liệu màu truyền thống khác.
Thời Phục Hưng đã xuất hiện những “phát minh” vẽ tranh bằng sơn dầu trên bảng gỗ. Trong cuốn sách On Various Arts, Theophilus có những hướng dẫn rất rõ ràng về cách vẽ tranh bằng sơn dầu. Vào thời kỳ này, sơn dầu thường được dùng chủ yếu để vẽ tượng. Kế tiếp đó là vẽ trang trí đồ gỗ, điêu khắc, đặc biệt là các vật dụng ngoài trời. Phải đến thời anh em họa sỹ Van Eyck (khoảng 1390 – 1441) họ mới thành công lớn với sơn dầu. Họ đã dành cả đời của mình trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đến thời kỳ này đã trong trẻo tươi sáng hơn nhiều. Màu không thấm nước, có độ bóng đẹp và bền vững chịu được thử thách của thời gian.
Những tác phẩm sơn dầu đầu tay:
Những tác phẩm sơn dầu đầu tiên vẫn là tranh vẽ trên bảng gỗ. Đến những năm cuối thế kỷ 15, vải toan canvas đã dần trở nên phổ biến hơn. Vải toan có ưu điểm là giá rẻ, dễ vận chuyển. Toan rộng nên họa sĩ có thể vẽ những bức tranh lớn. Các họa sĩ tại Venice, nơi vải căng buồm rất sẵn, đã trở thành những người tiên phong chuyển qua vẽ trên toan vải canvas. Những bức tranh kích thước nhỏ hơn cũng được vẽ trên kim loại, đặc biệt là trên những chiếc đĩa đồng. Dù những vật liệu này đắt hơn nhưng nó rất bền chắc, cho phép vẽ những chi tiết kể cả phức tạp. Người ta tận dụng bản kẽm đã qua sử dụng tại nhà in vào mục đích này.
Trào lưu sử dụng sơn dầu từ Italia dần lan qua các nước Châu Âu khác. Đến năm 1540, các chất liệu vẽ tranh cũ như tempera đã hoàn toàn bị thay thế bởi sơn dầu.
Nguyên liệu chế tạo sơn dầu
Dầu lanh là loại dầu thường được sử dụng nhất để pha sơn dầu vẽ tranh. Một điều thú vị là loại vải lanh cũng được sử dụng trong tranh vẽ.
Dầu lanh được lấy từ hạt lanh
Đôi khi dầu hạt rum, dầu hạt óc chó hay dầu hạt anh túc cũng được sử dụng. Các loại dầu này dùng để pha chế những màu sắc sáng như màu trắng, xám. Tuy ít ngả vàng khi khô, nhưng chúng có một nhược điểm là lâu khô và không được bền chắc. Trong khi đó, dầu lanh lại có xu hướng làm màu sắc ngả vàng khi khô.
Ngày nay những tiến bộ về hóa học đã sản xuất ra các loại sơn dầu mới. Đó là loại sơn có thể pha loãng và rửa sạch được bằng nước.
Bên cạnh đó, có một loại sơn dầu mới tân tiến hơn (thực ra là một loại chất dẻo). Màu này thì có khả năng chịu nhiệt rất tốt lên đến 130 – 138 độ C. Đây có thể coi là loại dầu không bao giờ khô. Họa sĩ không cần phải rửa cọ trừ khi muốn dùng sang màu khác. Nhưng loại dầu này không thực sự là sơn dầu. Những bức tranh được vẽ bằng chất liệu mới này vẫn được xếp vào thể loại tranh sơn dầu.
Vật liệu vẽ tranh sơn dầu
Toan vẽ truyền thống thì được làm từ vải lanh. Sau này thì vải bông được sử dụng rộng rãi hơn vì ưu điểm của nó giá rẻ hơn.
Toan vẽ bằng vải canvas nhiều kích thước
Nhiều chất liệu bề mặt được sử dụng để vẽ trong suốt lịch sử hội họa. Có thể kể: vải sơn, ván gỗ, giấy, đá, gỗ ép và bìa cứng. Bề mặt được sử dụng nhiều nhất từ thế kỷ 16 đó chính là toan vải canvas. Dù thế, nhiều họa sĩ vẫn đang vẽ trên các tấm nền khác cho đến ngày nay. Tấm nền đắt hơn, nặng nề, không thể gấp gọn, khó khăn trong vận chuyển… Tuy nhiên, tấm nền lại có lợi thế khi vẽ các bức tranh cần độ chi tiết cao.
Các kích thước tiêu chuẩn cho tranh đã vẽ được xác lập tại Pháp từ thế kỷ 19. Đây là dựa trên các kích thước thường được các họa sĩ đêm vào sử dụng. Còn vì các nhà cung cấp vật liệu thường chế tạo các loại cỡ này.
Kết lại
Trải qua một quá trình hình thành và phát triển, ngày nay sơn dầu được sử dụng rộng rãi hơn cả. Tranh sơn dầu là loại hình nghệ thuật phổ biến bậc nhất trên toàn thế giới. Việc phát hiện và hoàn thiện chất liệu sơn dầu là một cuộc cách mạng lớn của nhân loại hội họa. Từ đó, tranh sơn dầu đã và đang làm thay đổi và nâng cao nghệ thuật hội họa.
Tranh sơn dầu là gì?
Tranh sơn dầu là tranh vẽ bằng sơn dầu – một loại họa phẩm được làm từ bột màu kết hợp hòa quyện với dầu để tạo độ kết dính cho hỗn hợp. Các loại dầu thường được dùng là dầu lanh, dầu hạt anh túc, dầu hạt óc chó. Đôi khi họa sĩ còn sử dụng cả dầu hồng hoa.
Mỗi loại dầu có sự ảnh hưởng khác nhau lên màu tranh vẽ ví dụ như thời gian ngả vàng. Dầu cũng sẽ anhe hưởng đến thời gian khô và độ bóng của màu sắc. Người họa sĩ sẽ thể sử dụng nhiều loại dầu để pha màu khi vẽ một bức tranh. Điều đó tùy thuộc vào loại sắc tố và hiệu ứng của bức tranh mà họ mong muốn. Màu tranh sơn dầu cũng thay đổi tùy thuộc vào chất dung môi khi pha loãng. Dầu còn có thể được đun sôi với nhựa thông hoặc nhũ hương để tạo độ bóng.
Mona Lisa – bức tranh sơn dầu nổi tiếng nhất thế giới
Pha màu sơn dầu còn đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh gây các phản ứng hóa học. Sắc tố còn có thể là nguyên liệu khoáng, hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học khác.
Tranh sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh. Sơn dầu cũng có thể dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các loại màu có tính đặc biệt.
Sơn dầu được sử dụng từ khi nào?
Khoảng thời gian giữa thế kỷ 5 và thể kỷ 10, sơn dầu đã được các họa sĩ sử dụng để vẽ những bức tranh Phật giáo ở Tây Afghanistan. Nhưng đến tận thế kỷ 15 sơn dầu mới trở nên phổ biến. Có lẽ rằng nó đã được du nhập về phương Tây ở thời kỳ trung cổ. Sơn dầu đã trở thành chất liệu chính để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật với những ưu điểm vượt trội của nó. Điển hình là những bức tranh kiểu Hà Lan mới ở Bắc Âu và sự phát triển của các kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu thời Phục Hưng. Từ đó, sơn dầu có lẽ đã gần như thay thế hoàn toàn các loại chất liệu vẽ tranh khác.
Trong những năm gần đây, sơn dầu trộn nước đã trở nên thông dụng hơn. Chất liệu mới này nó phần nào thay thế sơn dầu truyền thống. Sơn dầu trộn nước nó có chứa một chất chuyển thể. Chất này nó giúp rút ngắn thời gian khô của màu. Hiệ thời gian khô chỉ còn từ 1 – 3 ngày thay vì 1 – 3 tuần như trước đây.
Cũng có lúc người ta sẽ dùng từ “màu dầu” thay cho từ “sơn dầu”. Cách gọi chỉ chất liệu dùng trong tác phẩm.
Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu
Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu truyền thống thường thì bắt đầu với việc người họa sĩ dùng than chì hoặc màu mỏng phác họa lên toan vẽ. Bột màu được trộn với dầu hạt lanh, khoáng chất hoặc chất dung môi khác. Cách này giúp nó dễ pha loãng, tăng hoặc giảm thời gian khô màu. (Dung môi cũng có tác dụng hòa tan sơn dầu nên cũng được dùng làm chất tẩy rửa dụng cụ vẽ tranh).
Một nguyên tắc cơ bản của vẽ tranh sơn dầu lúc bấy giờ là lớp màu bên trên cần chứa nhiều dầu hơn lớp màu bên dưới. Điều này nó giúp các lớp màu được khô đều, nếu không áp dụng điều này thì bức tranh sẽ có thể bị vỡ và bong.
Yếu tố quyết định sự ổn định và bền chắc của một bức tranh chính là chất lượng và loại dầu vẽ. Có nhiều chất phụ khác có thể được pha cùng với sơn dầu như sáp lạnh, nhựa cây và véc ni. Những chất bổ trợ này giúp người họa sĩ điều chỉnh độ mờ, độ bóng, độ đậm đặc của nét vẽ. Nó cũng tăng khả năng bám dính và bao phủ những nét vẽ đó. Đó là những yếu tố quan trọn và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thể hiện của sơn dầu.
Vậy, tranh sơn dầu thường được vẽ bằng gì?
Tranh sơn dầu thường được vẽ bằng cọ nhưng cũng có nhiều cách vẽ khác như vẽ bằng bay hoặc là giẻ.
bảng pha màu (pallete)
Sơn dầu thì lâu khô hơn các chất liệu khác. Điều đó cho phép người vẽ có thể sửa đổi màu sắc, bề mặt hay đường nét trong bức tranh đang vẽ. Đôi khi, người họa sĩ còn có thể loại bỏ cả lớp sơn dầu cũ để vẽ lại từ đầu. Bằng cách đơn giản là lau bằng giẻ và nhựa thông nếu sơn còn ướt. Còn khi sơn đã khô thì sẽ phải cạo.
Sơn dầu khô bằng quá trình ô-xy-hóa chứ không phải do nước bốc hơi đi. Thời gian để có thể sờ bằng tay lên tranh thường mất khoảng 2 tuần. Tuy vậy, một số loại sơn dầu có thể khô chỉ trong vòng vài ngày. Thời gian để bức tranh khô hoàn toàn sẽ mất khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Đối với các nhà chuyên gia bảo tồn, một bức tranh sơn dầu chỉ thực sự khô khi nó có tuổi thọ từ 60 – 80 năm.
Lịch sử sơn dầu
Dựa theo lịch sử của loại màu tempera (bột màu trộn với trứng và sẽ vẽ lên bề mặt thạch cao) và các loại màu vẽ khác ở Châu Âu cho thấy, màu sơn dầu được phát hiện theo một cách riêng biệt. Có những bằng chứng cho thấy sơn dầu đã được sử dụng từ rất sớm ở Afghanistan. Có thể thấy các bề mặt ngoài trời như tường nhà hay khiên đấu sĩ, đồ trang trí… các bề mặt này khi được phủ bằng sơn dầu đều bền hơn so với chất liệu màu truyền thống khác.
Thời Phục Hưng đã xuất hiện những “phát minh” vẽ tranh bằng sơn dầu trên bảng gỗ. Trong cuốn sách On Various Arts, Theophilus có những hướng dẫn rất rõ ràng về cách vẽ tranh bằng sơn dầu. Vào thời kỳ này, sơn dầu thường được dùng chủ yếu để vẽ tượng. Kế tiếp đó là vẽ trang trí đồ gỗ, điêu khắc, đặc biệt là các vật dụng ngoài trời. Phải đến thời anh em họa sỹ Van Eyck (khoảng 1390 – 1441) họ mới thành công lớn với sơn dầu. Họ đã dành cả đời của mình trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đến thời kỳ này đã trong trẻo tươi sáng hơn nhiều. Màu không thấm nước, có độ bóng đẹp và bền vững chịu được thử thách của thời gian.
Những tác phẩm sơn dầu đầu tay:
Những tác phẩm sơn dầu đầu tiên vẫn là tranh vẽ trên bảng gỗ. Đến những năm cuối thế kỷ 15, vải toan canvas đã dần trở nên phổ biến hơn. Vải toan có ưu điểm là giá rẻ, dễ vận chuyển. Toan rộng nên họa sĩ có thể vẽ những bức tranh lớn. Các họa sĩ tại Venice, nơi vải căng buồm rất sẵn, đã trở thành những người tiên phong chuyển qua vẽ trên toan vải canvas. Những bức tranh kích thước nhỏ hơn cũng được vẽ trên kim loại, đặc biệt là trên những chiếc đĩa đồng. Dù những vật liệu này đắt hơn nhưng nó rất bền chắc, cho phép vẽ những chi tiết kể cả phức tạp. Người ta tận dụng bản kẽm đã qua sử dụng tại nhà in vào mục đích này.
Trào lưu sử dụng sơn dầu từ Italia dần lan qua các nước Châu Âu khác. Đến năm 1540, các chất liệu vẽ tranh cũ như tempera đã hoàn toàn bị thay thế bởi sơn dầu.
Nguyên liệu chế tạo sơn dầu
Dầu lanh là loại dầu thường được sử dụng nhất để pha sơn dầu vẽ tranh. Một điều thú vị là loại vải lanh cũng được sử dụng trong tranh vẽ.
Dầu lanh được lấy từ hạt lanh
Đôi khi dầu hạt rum, dầu hạt óc chó hay dầu hạt anh túc cũng được sử dụng. Các loại dầu này dùng để pha chế những màu sắc sáng như màu trắng, xám. Tuy ít ngả vàng khi khô, nhưng chúng có một nhược điểm là lâu khô và không được bền chắc. Trong khi đó, dầu lanh lại có xu hướng làm màu sắc ngả vàng khi khô.
Ngày nay những tiến bộ về hóa học đã sản xuất ra các loại sơn dầu mới. Đó là loại sơn có thể pha loãng và rửa sạch được bằng nước.
Bên cạnh đó, có một loại sơn dầu mới tân tiến hơn (thực ra là một loại chất dẻo). Màu này thì có khả năng chịu nhiệt rất tốt lên đến 130 – 138 độ C. Đây có thể coi là loại dầu không bao giờ khô. Họa sĩ không cần phải rửa cọ trừ khi muốn dùng sang màu khác. Nhưng loại dầu này không thực sự là sơn dầu. Những bức tranh được vẽ bằng chất liệu mới này vẫn được xếp vào thể loại tranh sơn dầu.
Vật liệu vẽ tranh sơn dầu
Toan vẽ truyền thống thì được làm từ vải lanh. Sau này thì vải bông được sử dụng rộng rãi hơn vì ưu điểm của nó giá rẻ hơn.
Toan vẽ bằng vải canvas nhiều kích thước
Nhiều chất liệu bề mặt được sử dụng để vẽ trong suốt lịch sử hội họa. Có thể kể: vải sơn, ván gỗ, giấy, đá, gỗ ép và bìa cứng. Bề mặt được sử dụng nhiều nhất từ thế kỷ 16 đó chính là toan vải canvas. Dù thế, nhiều họa sĩ vẫn đang vẽ trên các tấm nền khác cho đến ngày nay. Tấm nền đắt hơn, nặng nề, không thể gấp gọn, khó khăn trong vận chuyển… Tuy nhiên, tấm nền lại có lợi thế khi vẽ các bức tranh cần độ chi tiết cao.
Các kích thước tiêu chuẩn cho tranh đã vẽ được xác lập tại Pháp từ thế kỷ 19. Đây là dựa trên các kích thước thường được các họa sĩ đêm vào sử dụng. Còn vì các nhà cung cấp vật liệu thường chế tạo các loại cỡ này.
Kết lại
Trải qua một quá trình hình thành và phát triển, ngày nay sơn dầu được sử dụng rộng rãi hơn cả. Tranh sơn dầu là loại hình nghệ thuật phổ biến bậc nhất trên toàn thế giới. Việc phát hiện và hoàn thiện chất liệu sơn dầu là một cuộc cách mạng lớn của nhân loại hội họa. Từ đó, tranh sơn dầu đã và đang làm thay đổi và nâng cao nghệ thuật hội họa.