“Di sản của đất nước Việt Nam chúng ta sẽ được hồi sinh một cách mạnh mẽ” – TS. KTS. Lê Vĩnh An
KTS. Lê Vĩnh An, Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Công nghệ Việt-Nhật, kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học Khoa Kiến trúc trường Đại học Duy Tân, đã trở nên quen thuộc với độc giả Tạp chí qua những bài viết và nghiên cứu thuộc chuyên mục Bảo tồn di sản. Ngoài ra, với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa, ông đã tạo tiếng vang với nhiều công bố khoa học quốc tế ISI-Q1 có giá trị và nhiều bài nghiên cứu trong nước. Nhân dịp vinh danh “Cây Bút Vàng 2023”, TS. KTS. Lê Vĩnh An sẽ đem lại cái nhìn sâu sắc hơn cho độc giả về lĩnh vực kiến trúc di sản và công tác nghiên cứu bảo tồn di sản kiến trúc thông qua những bài nghiên cứu của ông trên Tạp chí trong năm vừa qua.
TS. KTS. Lê Vĩnh An
Chia sẻ về động lực để theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu này, TS. KTS. Lê Vĩnh An cho biết ông mong muốn đóng góp sức lực cho đất nước, cho xã hội để bảo tồn và phục hồi tài sản văn hóa cha ông đã sáng tạo nên, thông qua đó giáo dục thế hệ mai sau về kho báu mà các thế hệ đi trước để lại. Không chỉ là những tài sản văn hóa hữu hình (Tangible Cultural Properties), ông còn đặc biệt chú trọng đến tài sản văn hóa vô hình (Intangible Cultural Properties), hay như chính ông định nghĩa là “DNA Di sản”. Dù kiến trúc vẫn còn đó, nhưng phương pháp luận nghiên cứu bảo tồn mới là những điều cốt lõi nhất để tái thiết lại di sản. “Động lực của tôi chỉ có một cái nhỏ thôi, đó chính là cái vế còn lại là intangible (các yếu tố vô hình), từ phương pháp thiết kế, tư duy không gian kiến trúc, rồi phương pháp bảo tồn, tôi cố gắng đổ sức mình vào những điều này để diễn giải các khái niệm cho rõ ràng”.
Nói về những khó khăn trong quá trình công tác và nghiên cứu, TS. KTS. Lê Vĩnh An nhấn mạnh vấn đề lẫn lộn giữa các khái niệm. Hiện nay, các khái niệm phổ biến như bảo tồn (cách tích lũy di sản), trùng tu (cách duy trì sự tồn tại vật lý của di sản) hay tái thiết (cách đọc và hiểu di sản) chưa được làm rõ, và thậm chí thuật ngữ bảo tồn và nội hàm khái niệm đã được sử dụng sai trong nhiều dự án bảo tồn, dẫn tới việc áp dụng các giải pháp trùng tu và các cấp độ can thiệp vào di sản chưa thỏa đáng, làm đánh mất giá trị nguyên gốc và giá trị chân xác của di sản kiến trúc.
Bên cạnh đó là thực trạng nhiều kiến trúc sư trẻ còn đang thiếu định hướng do sự giáo dục truyền thống trong kiến trúc tại Việt Nam chưa được đầy đủ: “Có một hiện tượng rất nguy hiểm là chối bỏ quá khứ và thiếu hiểu biết về lịch sử, một sự ước vọng hão huyền ở một châu Âu, châu Mỹ xa lạ hay những kiến trúc kệch cỡm dư thừa vật chất. Vì vậy, nỗ lực của tôi nhằm mong muốn truyền đạt lại giá trị bản sắc trong kiến trúc dân tộc của mình là gì”.
Không những vậy, tính kết nối với môi trường và cộng đồng xung quanh cũng là một khía cạnh khiến TS. KTS. Lê Vĩnh An còn quan ngại. Các vấn đề như tập quán sinh hoạt, sự kết nối giữa các thế hệ gia đình phân bào đã bị lãng quên khiến kiến trúc ngày nay mất đi khả năng gắn kết giữa các thế hệ tương lai với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của họ. Hơn nữa, ông cũng đề xuất “cần mạnh dạn tổ chức đàm thoại quốc tế về di sản kiến trúc và phương pháp luận bảo tồn”, khắc phục tính lan tỏa còn hạn chế của di sản kiến trúc Việt Nam trên trường quốc tế.
Dù còn nhiều vướng mắc, song TS. KTS. Lê Vĩnh An vẫn luôn thể hiện sự lạc quan đối với công tác bảo tồn di sản của nước nhà, qua bằng chứng là các công trình đã và đang được phục hồi như Hoàng thành Thăng Long hay Hoàng thành Huế. “Di sản là một thực thể sống, đã từng được sản sinh trong quá khứ, tồn tại tới hiện tại, sẽ được vinh danh và phát triển trong tương lai. Tôi tin tưởng rằng Di sản của đất nước Việt Nam chúng ta sẽ được hồi sinh một cách mạnh mẽ, vì dân tộc Việt Nam là một dân tộc chiến thắng”, ông cho biết.
Nhân dịp này, Tạp chí Kiến trúc xin một lần nữa gửi lời chúc mừng tới TS. KTS. Lê Vĩnh An với danh hiệu Cây Bút Vàng 2023. Chúc ông ngày càng thành công trên con đường nghiên cứu của mình!
© Tạp chí Kiến trúc
Nguồn: https://www.tapchikientruc.com.vn/c...-sinh-mot-cach-manh-me-ts-kts-le-vinh-an.html
KTS. Lê Vĩnh An, Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Công nghệ Việt-Nhật, kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học Khoa Kiến trúc trường Đại học Duy Tân, đã trở nên quen thuộc với độc giả Tạp chí qua những bài viết và nghiên cứu thuộc chuyên mục Bảo tồn di sản. Ngoài ra, với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa, ông đã tạo tiếng vang với nhiều công bố khoa học quốc tế ISI-Q1 có giá trị và nhiều bài nghiên cứu trong nước. Nhân dịp vinh danh “Cây Bút Vàng 2023”, TS. KTS. Lê Vĩnh An sẽ đem lại cái nhìn sâu sắc hơn cho độc giả về lĩnh vực kiến trúc di sản và công tác nghiên cứu bảo tồn di sản kiến trúc thông qua những bài nghiên cứu của ông trên Tạp chí trong năm vừa qua.
TS. KTS. Lê Vĩnh An
Chia sẻ về động lực để theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu này, TS. KTS. Lê Vĩnh An cho biết ông mong muốn đóng góp sức lực cho đất nước, cho xã hội để bảo tồn và phục hồi tài sản văn hóa cha ông đã sáng tạo nên, thông qua đó giáo dục thế hệ mai sau về kho báu mà các thế hệ đi trước để lại. Không chỉ là những tài sản văn hóa hữu hình (Tangible Cultural Properties), ông còn đặc biệt chú trọng đến tài sản văn hóa vô hình (Intangible Cultural Properties), hay như chính ông định nghĩa là “DNA Di sản”. Dù kiến trúc vẫn còn đó, nhưng phương pháp luận nghiên cứu bảo tồn mới là những điều cốt lõi nhất để tái thiết lại di sản. “Động lực của tôi chỉ có một cái nhỏ thôi, đó chính là cái vế còn lại là intangible (các yếu tố vô hình), từ phương pháp thiết kế, tư duy không gian kiến trúc, rồi phương pháp bảo tồn, tôi cố gắng đổ sức mình vào những điều này để diễn giải các khái niệm cho rõ ràng”.
Nói về những khó khăn trong quá trình công tác và nghiên cứu, TS. KTS. Lê Vĩnh An nhấn mạnh vấn đề lẫn lộn giữa các khái niệm. Hiện nay, các khái niệm phổ biến như bảo tồn (cách tích lũy di sản), trùng tu (cách duy trì sự tồn tại vật lý của di sản) hay tái thiết (cách đọc và hiểu di sản) chưa được làm rõ, và thậm chí thuật ngữ bảo tồn và nội hàm khái niệm đã được sử dụng sai trong nhiều dự án bảo tồn, dẫn tới việc áp dụng các giải pháp trùng tu và các cấp độ can thiệp vào di sản chưa thỏa đáng, làm đánh mất giá trị nguyên gốc và giá trị chân xác của di sản kiến trúc.
Bên cạnh đó là thực trạng nhiều kiến trúc sư trẻ còn đang thiếu định hướng do sự giáo dục truyền thống trong kiến trúc tại Việt Nam chưa được đầy đủ: “Có một hiện tượng rất nguy hiểm là chối bỏ quá khứ và thiếu hiểu biết về lịch sử, một sự ước vọng hão huyền ở một châu Âu, châu Mỹ xa lạ hay những kiến trúc kệch cỡm dư thừa vật chất. Vì vậy, nỗ lực của tôi nhằm mong muốn truyền đạt lại giá trị bản sắc trong kiến trúc dân tộc của mình là gì”.
Không những vậy, tính kết nối với môi trường và cộng đồng xung quanh cũng là một khía cạnh khiến TS. KTS. Lê Vĩnh An còn quan ngại. Các vấn đề như tập quán sinh hoạt, sự kết nối giữa các thế hệ gia đình phân bào đã bị lãng quên khiến kiến trúc ngày nay mất đi khả năng gắn kết giữa các thế hệ tương lai với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của họ. Hơn nữa, ông cũng đề xuất “cần mạnh dạn tổ chức đàm thoại quốc tế về di sản kiến trúc và phương pháp luận bảo tồn”, khắc phục tính lan tỏa còn hạn chế của di sản kiến trúc Việt Nam trên trường quốc tế.
Dù còn nhiều vướng mắc, song TS. KTS. Lê Vĩnh An vẫn luôn thể hiện sự lạc quan đối với công tác bảo tồn di sản của nước nhà, qua bằng chứng là các công trình đã và đang được phục hồi như Hoàng thành Thăng Long hay Hoàng thành Huế. “Di sản là một thực thể sống, đã từng được sản sinh trong quá khứ, tồn tại tới hiện tại, sẽ được vinh danh và phát triển trong tương lai. Tôi tin tưởng rằng Di sản của đất nước Việt Nam chúng ta sẽ được hồi sinh một cách mạnh mẽ, vì dân tộc Việt Nam là một dân tộc chiến thắng”, ông cho biết.
Nhân dịp này, Tạp chí Kiến trúc xin một lần nữa gửi lời chúc mừng tới TS. KTS. Lê Vĩnh An với danh hiệu Cây Bút Vàng 2023. Chúc ông ngày càng thành công trên con đường nghiên cứu của mình!
© Tạp chí Kiến trúc
Nguồn: https://www.tapchikientruc.com.vn/c...-sinh-mot-cach-manh-me-ts-kts-le-vinh-an.html