Khái niệm, sự khác biệt giữa marketing và bán hàng là gì?

Onions

New member
10 Tháng năm 2023
17
0
1
Trong thời đại hiện đại, ngành marketing và bán hàng đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Không còn đơn giản như trước, nó đã trở thành một lĩnh vực phức tạp và thú vị đầy cơ hội. Thương hiệu nào cũng cần phải thúc đẩy chiến lược marketing và bán hàng của mình để tạo dấu ấn trong tâm trí của khách hàng.

Khác biệt về khái niệm giữa Marketing và Bán hàng​

Bán hàng và Marketing là hai bộ phận kinh doanh & tiếp thị chiến lược của doanh nghiệp. Cả hai đều có chung mục tiêu là thu hút khách hàng và tạo ra doanh thu. Tuy nhiên, có nhiều khái niệm khác nhau về hai thuật ngữ này dẫn đến nhiều người bị nhầm lẫn. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất là:

  • Marketing là hoạt động làm thị trường, tác động vào người tiêu dùng thông qua việc thực hiện các chiến lược tiếp thị, quảng bá thương hiệu nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, tác động vào nhận thức và nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng.
  • Sales là bán hàng hóa, dịch vụ và tác động trực tiếp vào khách hàng trong quá trình giao dịch mua bán, kích thích nhu cầu mua và thuyết phục khách hàng mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Sự khác biệt về nhiệm vụ của Marketing và Sales​

DQdjZX7DhWg2HHpO8QFd8EHG3XtQFYwdhZA26Bq7VMoHTZcY6JKIOvEqs0IUBPkSoqAHyAESjwyt3ub6X242FUoQK6o7bhClr5DB5gtsiTDntYxS8zPGgQeyFvJ1xnAF8TTq15HWTVRNUm4vMraRTfI


Trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường, Marketing phải thực hiện các nhiệm vụ như: nghiên cứu, dự báo thị trường nhằm xác định nhu cầu thị trường, khoanh vùng thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, xây dựng và thực hiện các kế hoạch và chiến lược tiếp thị. Sau khi sản phẩm hoàn thiện và được đưa ra thị trường, bộ phận Marketing có nhiệm vụ thực hiện các chương trình quảng cáo, PR, khuyến mãi để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Còn Sales là giai đoạn cuối cùng trong chu trình bán hàng, đảm nhận một số công việc như: tư vấn, giới thiệu thông tin sản phẩm đến khách hàng, giải đáp các thắc mắc của khách hàng, chăm sóc khách hàng,… Có thể nói, Sales là khâu chủ chốt của toàn bộ quá trình Marketing bởi Sales mang một nhiệm vụ rất quan trọng là chuyển hóa ý tưởng, kế hoạch của bộ phận Marketing thành hiện thực, đưa sản phẩm đến tay khách hàng và đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Khác nhau về quan điểm kinh doanh của hai bộ phận Marketing và Bán hàng​

Theo quan điểm kinh doanh tập trung vào bán hàng: Mục tiêu của Sales là tăng số lượng sản phẩm bán ra, từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ tập trung mọi nguồn lực vào việc mở thêm cửa hàng, đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng, thúc đẩy khuyến mãi….

Theo GoSELL, bằng cách đánh vào tâm lý mua hàng là ưa chuộng hàng Ngon – Bổ – Rẻ của người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều hình thức lôi kéo, thuyết phục khách hàng để họ không thể từ chối. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên bán hàng còn tham gia vào các quá trình như quảng bá sản phẩm, khảo sát và phân loại tệp khách hàng.

Còn quan điểm kinh doanh theo Marketing lại có sự khác biệt rất lớn và đi theo hướng ngược lại. Mục tiêu của Marketing là chinh phục sự hài lòng khách hàng, tăng lợi nhuận bằng cách làm thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Do đó, vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải xác định đúng những mong muốn và nhu cầu của khách hàng trong thị trường mục tiêu và bằng mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn đó bằng những phương thức tối ưu nhất để tạo lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt và thị trường đầy thách thức ngày nay, marketing và bán hàng không bao giờ ngừng phát triển. Khả năng tiếp cận khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến, và công nghệ thông tin đã tạo ra những cơ hội mới và thúc đẩy sự đổi mới liên tục.
 

Bài mới nhất