Khám phá quy trình ghép xương răng, chi tiết từ A đến Z

7 Tháng mười 2023
247
0
16
Ghép xương răng là một kỹ thuật nha khoa tiên tiến, được thực hiện để hỗ trợ phục hồi và cải thiện cấu trúc xương hàm trong nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt là trong quá trình cấy ghép Implant. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quá trình ghép xương răng và những thắc mắc xoay quanh chủ đề này.
Khám phá quy trình ghép xương răng, chi tiết từ A đến Z

Ghép xương răng là gì?​

Ghép xương răng là một thủ thuật nha khoa chuyên sâu nhằm mục đích tăng cường hoặc phục hồi cấu trúc xương hàm bị tổn thương hay hao mòn.
Ghép xương răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu tự thân, dị thân hoặc nhân tạo để tăng thể tích xương hàm, tạo nền tảng vững chắc cho việc trồng răng implant.
Ghép xương răng nhằm mục đích tăng thể tích xương hàm

Ghép xương răng trong cấy ghép Implant có tác dụng gì?​

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân được chỉ định ghép xương trước khi cấy ghép Implant. Vậy tại sao cấy ghép răng Implant lại phải ghép xương, quá trình này có tác dụng gì? Có nhiều lý do khiến việc ghép xương trở nên cần thiết trước khi cấy Implant như:
  • Cung cấp nền tảng vững chắc cho trụ Implant
Mất răng lâu năm khiến mật độ xương hàm bị suy giảm do xương hàm không còn chịu lực từ chân răng qua quá trình ăn nhai. Mật độ xương hàm yếu sẽ không thể giữ trụ Implant chắc chắn trong xương.
Ghép xương răng nhằm cung cấp nền tảng vững chắc cho trụ Implant

Vì vậy ghép xương răng giúp tạo ra một nền tảng vững chắc, thúc đẩy quá trình hồi phục và tái tạo xương xung quanh khu vực cấy ghép, tạo điều kiện cho trụ Implant bám chặt vào xương hàm.
  • Phục hồi hình dạng và chức năng của xương hàm
Mất răng lâu dài thường dẫn đến sự tiêu biến của xương hàm, làm thay đổi hình dạng của khuôn mặt. Ghép xương giúp phục hồi hình dạng tự nhiên của xương hàm và khuôn mặt.
Ghép xương răng để phục hồi hình dạng và chức năng của xương hàm

Cải thiện chức năng ăn nhai: Bằng cách tạo ra một nền tảng vững chắc cho trụ Implant, ghép xương cải thiện đáng kể khả năng nhai và chức năng ăn uống của bệnh nhân.

Các phương pháp ghép xương răng​

Trong quy trình ghép xương răng, có hai loại xương thường được sử dụng: xương tự thân và xương nhân tạo. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và mục tiêu điều trị.

Ghép xương tự thân​

Ghép xương tự thân là phương pháp ghép xương sử dụng xương từ chính cơ thể của bệnh nhân, thường lấy từ xương hông, xương cằm hoặc xương sọ.
Ghép xương tự thân sử dụng xương từ các bộ phận khác trên chính cơ thể bệnh nhân

  • Ưu điểm:
Phương pháp này mang lại ưu điểm như: tính tương thích sinh học cao, giảm nguy cơ bị đào thải hay nhiễm trùng và mang lại độ an toàn rất cao cho khách hàng.
Có chứa tế bào gốc và các yếu tố tăng trưởng, hỗ trợ quá trình tái tạo xương nhanh chóng.
  • Nhược điểm:
Cần yêu cầu thêm một cuộc phẫu thuật để lấy xương. Có thể gây đau và kéo dài thời gian hồi phục.
Hạn chế về lượng xương có thể thu thập. Đặc biệt đối với những bệnh nhân cần lượng xương lớn.
Tham khảo thêm: Ghép xương lần 2
 

Bài mới nhất