Ngành Trồng Thuốc Lá Trước Nguy Cơ Biến Động: Đâu Là Hướng Đi?

dancingshop7

Member
29 Tháng một 2024
162
0
16
Tính hiện tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và các đơn vị trực thuộc là những doanh nghiệp chủ yếu có các hoạt động đầu tư trồng thuốc lá và tập trung đầu tư phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá mang tính ổn định và bền vững thông qua chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân trồng cây thuốc lá với 5/13 đơn vị tham gia vào công tác đầu tư trồng cây thuốc lá.
Cây thuốc lá thường làm thoái hóa đất trồng, cạn kiệt chất dinh dưỡng làm mất đi độ phì nhiêu của đất, đất trở nên bạc màu cằn cỗi không còn khả năng canh tác, các nhà khoa học cho rằng, cây thuốc lá không chỉ nguy hoại cho đất mà việc trồng cây thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của các loài cây khác do đất sau khi trồng thuốc lá cũng không còn khả năng trồng các loại cây trồng khác và khuyến cáo người dân không nên vì lợi ích kinh tế trước mắt mà hủy hoại đất canh tác.
2-6-scaled-247x296.jpg

Thuốc lá giết chết hơn 8,0 triệu người trên toàn cầu mỗi năm, trong đó hơn 7,0 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong dù không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.
Khói thuốc lá chứa tới hơn 7.000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin... là nguyên nhân gây nên các bệnh hiểm nghèo.
Cây thuốc lá là loài cây trồng cạn ưa nước nên thường được trồng ở nơi có nguồn nước tưới dồi dào như vùng trũng, gần ao hồ sông, suối...
Hiện nay trên thế giới cây thuốc lá có mặt ở khoảng 125 quốc gia, trong đó Trung Quốc là quốc gia sản xuất số lượng lớn nhất (2,4 triệu tấn/năm). Ở Việt Nam cây thuốc lá thường được trồng nhiều ở một số vùng như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh,… với tổng diện tích gần 13.000 ha.
Tại khu vực phía Bắc có 2 đơn vị trực tiếp đầu tư tại các vùng: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái Nguyên; tại khu vực phía Nam có 3 đơn vị trực tiếp đầu tư tại các vùng: Tây Ninh, Long An, An Giang, Gia Lai, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cây thuốc lá được đánh giá là một trong những cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân vùng núi vươn lên thoát nghèo, tận dụng được tối đa lao động dôi dư, trình độ kém của vùng núi, vùng khó khăn.
Cây thuốc lá là cây thuộc họ Cà phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt, có nguồn gốc từ vùng Nam và Trung Mỹ về sau được các nước châu Âu đem trồng ở các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, trong đó có Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nghiên cứu các phương án cần thiết nhằm thay thế cây thuốc lá bằng cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao, thu nhập của người dân tăng lên, môi trường sinh thái được đảm bảo an sinh xã hội nông thôn cho các vùng có diện tích trồng cây thuốc lá, trong đó Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chú trọng kết hợp các ngành nghề truyền thống, các cây trồng truyền thống, những sản phẩm đặc sắc của vùng miền, sản phẩm OCOP và VIETGAP để chuyển đổi ngành nghề cho người trồng cây thuốc lá có hiệu quả.
Những lợi ích trước mắt mà cây thuốc lá đem lại là không thể phủ nhận tuy nhiên ảnh hưởng lâu dài của nó không hề nhỏ với những tác hại to lớn: Thuốc lá là sản phẩm gây nghiện và tác động có hại đến sức khỏe con người đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và kết luận.
 

Bài mới nhất