Niềng răng vô hình

7 Tháng mười 2023
238
0
16
Một trong số những bước tiến mới trong công nghệ chỉnh nha chính là niềng răng vô hình. Đây là giải pháp niềng răng nhẹ nhàng, êm ái, đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả cao. Hãy cùng Delia khám phá tất tần tật về phương pháp niềng răng hiện đại này nhé!
AD_4nXdqfqN4Qk2Ro-joasPL8wlX_SB8zqL_QydFNDXSCCBtfFoBH5aptdUm-PnG1uQXZwm6jftpBdK-lyIHVWcMJYxa8rQU1GC7Dv6GDid5FG_JTYc_h1XeMG9zd0vqV2gJDEAMNLZ72j2Is8hK_9JSl0vELx8D

Niềng răng vô hình là gì?​

Niềng răng vô hình là phương pháp chỉnh nha theo công nghệ mới sử dụng khay niềng bằng nhựa trong suốt bảo đảm ôm sát cung răng và giúp các răng có thể di chuyển về đúng vị trí cũng như ổn định khớp cắn.
Niềng răng vô hình là phương pháp chỉnh nha theo công nghệ mới

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tính toán để làm sao răng sẽ được di chuyển vào đúng vị trí sau khi đã scan răng 3D cũng như xác định chính xác số khay niềng. Để dễ dàng phân biệt bác sĩ sẽ đánh số thứ tự cho các khay niềng đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn niềng răng của người bệnh. Thông thường một người cần khoảng từ 20 cho đến 48 khay niềng tùy vào tình trạng sai lệch thực tế của răng.

Đối tượng nào nên niềng răng vô hình?​

Hầu hết những ca sai lệch khớp hàm hoặc lệch răng đều có thể niềng răng vô hình. Đặc biệt dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể cân nhắc phương pháp chỉnh nha này. Tuy nhiên những đối tượng cụ thể nên niềng răng vô hình là:
  • Răng chìa, hô vẩu.
  • Răng có khớp cắn ngược, bị móm.
  • Răng chen chúc, lệch lạc, mọc xoay ngang.
  • Răng hở kẽ, răng thưa.
  • Khớp cắn hở, răng hàm dưới và hàm trên không chạm nhau ở trạng thái nghỉ.
  • Khớp cắn sâu, hàm trên che phủ toàn bộ hàm dưới.
  • Khớp cắn chéo, răng thù thụt phá vỡ sự đối xứng của hai hàm.
  • Khớp cắn đối đỉnh, đối đầu, rìa răng của hai hàm chạm nhau ở trạng thái nghỉ.
Hầu hết những ca sai lệch khớp hàm hoặc lệch răng đều có thể niềng răng vô hình

Ưu điểm và hạn chế của niềng răng vô hình​

Giống như nhiều phương pháp chỉnh nha khác, niềng răng vô hình cũng sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng mà bạn cần lưu tâm. Dưới đây là một số thông tin cụ thể:

Ưu điểm của niềng răng vô hình là gì?​

Không phải ngẫu nhiên mà niềng răng vô hình trở thành sự lựa chọn hàng đầu của không ít người đang mong muốn chỉnh nha và cải thiện khiếm khuyết của răng. Dưới đây là một số ưu điểm là nên độ “hot” của phương pháp này:

Tháo lắp linh hoạt​

Nếu như phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống cố định dây cung và mắc cài trên răng vô cùng bất tiện, gây ra khó khăn trong quá trình ăn nhai và giao tiếp hàng ngày thì niềng răng vô hình lại hoàn toàn ngược lại.
Bạn hoàn toàn có thể tháo ra lắp vào một cách dễ dàng. Chính vì thế quá trình khay niềng hay vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Đây cũng là điểm cộng giúp người niềng có thể hạn chế những bệnh lý thường gặp của răng miệng như viêm nha chu, sâu răng hay hôi miêng.

Tính thẩm mỹ cao​

Vì khay niềng răng có màu sắc trong suốt, ôm sát vào cung răng nên dù nhìn ở vị trí rất gần cũng khó có thể phát hiện bạn đang niềng răng. Chính vì thế bạn hoàn toàn có thể tự tin khi ăn uống, giao tiếp và nở nụ cười.
Niềng răng trong suốt có tính thẩm mỹ cao

An toàn tuyệt đối trong suốt quá trình niềng răng​

Nếu niềng răng mắc cài kim loại có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều vấn đề như kích ứng, chất liệu niềng bị oxy hóa thì niềng răng vô hình hoàn toàn có thể hạn chế tối đa những tình trạng đó. Chất liệu của khay trong suốt được làm từ nhựa sinh học cao cấp có bền mặt mỏng, mịn. Đặc biệt FDA cũng đã cấp chứng nhận an toàn và kể cả phụ nữ mang thai cũng có thể lựa chọn phương pháp niềng răng này.

Hiệu quả chỉnh nha cao​

Điểm nổi bật tiếp theo không thể không nhắc đến của niềng răng vô hình chính là hiệu quả chỉnh nha cao với khay niềng trong suốt ôm sát răng. Ngoài ra quá trình chỉnh nha cũng sẽ diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn khi từng giai đoạn bác sĩ sẽ thay niềng mới một lần.

Ăn nhai thuận tiện và hạn chế đau nhức​

Trong giai đoạn đầu, quá trình niềng răng có thể cảm thấy khó chịu, căng tức nhẹ. Nhưng sau vài ngày cảm giác khó chịu sẽ biến mật, khả năng ăn nhai cũng trở nên bình thường. Người dùng có thể dễ dàng tháo niềng khi ăn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đeo lại niềng.
Ăn nhai thuận tiện và hạn chế đau nhức trong suốt quá trình niềng răng trong suốt

Những điểm hạn chế của niềng răng vô hình​

Bên cạnh ưu điểm vừa liệt kê, niềng răng vô hình cũng tồn tại một số điểm hạn chế:

Chi phí đắt​

Niềng răng vô hình có mức giá cao gấp 2 cho đến 4 lần phương pháp niềng truyền thống. Do đó không phải ai cũng đủ điều kiện kinh tế để có thể lựa chọn phương pháp niềng răng này.

Người dùng cần phải đeo niềng đúng giờ​

Mặc dù có thể tháo lắp niềng răng một cách dễ dàng như bạn cần phải tuân thủ số giờ sử dụng quy định nếu không muốn ảnh hưởng đến kết quả sau này. Thông thường mỗi ngày người dùng phải đeo niềng trong khoảng từ 20 – 22 tiếng trừ lúc vệ sinh hay ăn uống, còn lại cần phải đeo liên tục.

Phân loại niềng răng vô hình​

Hiện nay trên thị trường có 3 loại niềng răng vô hình phổ biến nhất. Cụ thể:

Niềng răng vô hình Invisalign​

Đây được coi là loại niềng răng được nhiều người lựa chọn nhất trong số những phương pháp niềng răng trong suốt hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lên kế hoạch cho việc sản xuất khay phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Ngoài ra ở trên răng của bệnh nhân cũng sẽ gắn thêm mấu chỉnh nha Attachment mang đến hiệu quả di chuyển răng tối ưu và thời gian điều trị cũng sẽ được rút ngắn (18 – 30 tháng).

Niềng răng vô hình Ecligner​

Nếu niềng răng vô hình Invisalign có nguồn gốc từ Mỹ thì phương pháp này có xuất xứ từ Hàn Quốc. Chất liệu của khay niềng được làm từ PET-G vô cùng an toàn. Đặc biệt nó được sản xuất thủ công đồng thời không có mấu tạo lực để đẩy những răng di chuyển. Do đó sẽ đem lại sự thoải mái và hiệu quả chỉnh nha tốt hơn nhưng vẫn sẽ không bằng Invisalign. Bên cạnh đó chi phí niềng Ecligner sẽ rẻ hơn so với Invisalign. Cụ thể chi phí trong một ca niềng sẽ giao động khoảng 60 cho đến 80 triệu đồng.

Niềng răng vô hình 3D Clear Aligner​

Phương pháp này không gây ra tình trạng kích ứng khoang miệng và sẽ được chế tác trong nước chứ không cần phải gửi mẫu sang nước ngoài. Trong 3 loại niềng răng vô hình thì đây là loại có giá thành thấp nhất, trung bình dao động từ 55 cho đến 60 triệu đồng. Chính vì vậy hiệu quả chỉnh nha cũng sẽ không cao bằng 2 phương pháp trên.
Tham khảo thêm: Niềng răng vô hình
 

Bài mới nhất