Selen là gì? 6 vai trò và nguồn thực phẩm giàu selen

Selen là một khoáng chất vi lượng quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bổ sung selen có thể giúp chống oxy hóa và hỗ trợ sức khỏe toàn diện. Hãy khám phá thêm về vai trò và nguồn thực phẩm giàu selen trong bài viết này.

Mục lục bài viết [ẩn]

Selen là gì?

Selen (hay Selenium) là một nguyên tố vi lượng có số nguyên tử 34 và ký hiệu hóa học là Se. Trong tự nhiên, có thể được tìm thấy trong đất, nước và một số loại thực phẩm. Trong cơ thể con người, đây là một khoáng chất thiết yếu, mặc dù chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học.

selen-la-gi
Selen là một nguyên tố vi lượng
Chúng tham gia vào các hoạt động duy trì sự sống như sinh sản, chuyển hóa hormone tuyến giáp, tổng hợp ADN, và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, còn có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và nhiễm trùng.

>>>Xem thêm: https://tancang-catering.com.vn/lycopene/

Selen có tác dụng gì?

Hỗ trợ và duy trì sức khỏe tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ trong cơ thể sản xuất hormone để điều hòa quá trình trao đổi chất. Khi hoạt động của tuyến giáp không bình thường, cơ thể có thể gặp các vấn đề như mệt mỏi, tăng cân, trầm cảm, và đau cơ. Sự bất thường này, nếu kéo dài, có thể góp phần gây ra các bệnh mãn tính.

tuyen-giap
Duy trì các chức năng và bảo vệ tuyến giáp
Nghiên cứu tại Ba Lan chỉ ra rằng selen có mối liên hệ với chức năng tuyến giáp và có thể giúp tránh những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, chẳng hạn như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto. Một khảo sát trên 6.000 người cho thấy, nồng độ trong huyết thanh thấp có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tuyến giáp và suy tuyến giáp cao hơn. Việc bổ sung selen hàng ngày trong suốt 3 tháng có thể cải thiện tâm trạng của những người mắc bệnh Hashimoto.

Phản ứng và tăng cường hệ thống miễn dịch

Selen là một nguyên tố vi lượng quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Nó được tìm thấy nhiều ở lá lách, gan, và các hạch bạch huyết, và có khả năng kích thích sự hình thành kháng thể cùng hoạt động của các tế bào miễn dịch như tế bào T hỗ trợ, tế bào T, và tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK). chúng cũng tham gia vào quá trình thực bào, góp phần vào khả năng di chuyển của các tế bào miễn dịch.

tang-cuong-mien-dich
Tăng khả năng miễn dịch chống lại các gốc tự do
Các selenoprotein như GPX1 và TR1 được chứng minh có vai trò quan trọng trong các phản ứng miễn dịch và viêm. Nghiên cứu về động vật cho thấy việc bổ sung selen có thể làm tăng nồng độ IgG trong huyết thanh và sữa non, cũng như cải thiện hoạt động thực bào và diệt khuẩn của bạch cầu trung tính. Điều này gợi ý rằng có thể cải thiện khả năng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các bệnh như cúm, lao, viêm gan C, và thậm chí HIV.

Giảm nguy cơ mắc ung thư

Nghiên cứu từ National Institutes of Health Hoa Kỳ, chỉ ra rằng bổ sung selenium có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Kết quả từ một cộng đồng gồm 21.000 người ở Trung Quốc cho thấy việc bổ sung muối giàu selen đã làm giảm tỷ lệ ung thư gan 35%. Chúng cũng có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư phổi, đặc biệt ở những quần thể có nồng độ selen trong cơ thể thấp. Tại Nhật Bản, một nghiên cứu khác đã cho thấy rằng bổ sung 200 μg selen mỗi ngày trong 7 năm có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Ngoài ra, chúng giúp kiểm soát stress oxy hóa và giảm viêm, điều này có thể góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch. Theo 25 cuộc nghiên cứu, việc tăng hàm lượng selen trong máu lên 50% có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tới 24%. Có thể làm giảm nồng độ của protein phản ứng C (CRP), một dấu hiệu của viêm, đồng thời tăng mức độ của glutathione peroxidase, một chất chống oxy hóa mạnh.

Giảm các triệu chứng hen suyễn

hen-suyen
Giảm hen suyễn viêm trong đường hô hấp
Hen suyễn là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây ra các triệu chứng như tức ngực, khó thở, ho và thở khò khè. Bệnh này có liên quan đến tình trạng viêm và stress oxy hóa trong cơ thể. Selen, một nguyên tố vi lượng với đặc tính chống viêm, được cho là có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và hỗ trợ điều trị.

Chống oxy hóa mạnh mẽ

Stress oxy hóa xảy ra khi cơ thể có quá nhiều gốc tự do, dẫn đến tổn thương các tế bào khỏe mạnh. Tình trạng này thường là hậu quả của những thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, và căng thẳng (stress), và có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư, Alzheimer, lão hóa sớm, và đột quỵ.

Dư thừa hay thiếu hụt selen gây ra tác dụng phụ gì?

Thiếu hụt selen

  • Trẻ em và phụ nữ có thể gặp các vấn đề về tim mạch. Phụ nữ mang thai có nguy cơ sảy thai cao hơn.
  • Lượng selen thấp có thể gây bướu cổ, suy giảm hệ miễn dịch, mệt mỏi, chậm phát triển, ảnh hưởng đến cơ xương khớp và giảm sức đề kháng.

Dư thừa selen

  • Liều lượng selen tối đa mỗi ngày là 400 mcg. Dùng trên 850 mcg/ngày có thể gây ngộ độc.
  • Các triệu chứng ngộ độc nhẹ gồm hơi thở có mùi hôi tỏi, móng tay giòn, tóc rụng, và phát ban nhẹ trên da.
  • Ngộ độc nặng có thể gây buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đau tim, suy thận và thậm chí tử vong.
  • Các tác dụng phụ khác bao gồm cảm thấy cáu kỉnh, đỏ bừng, run, yếu cơ, và có vị kim loại trong miệng.

Liều lượng selen khuyến nghị

  • Trẻ em từ 1–3 tuổi: 20 mcg/ngày
  • Trẻ em từ 4–8 tuổi: 30 mcg/ngày
  • Trẻ em từ 9–13 tuổi: 40 mcg/ngày
  • Trẻ em từ 14 tuổi trở lên và người lớn: 55 mcg/ngày
  • Phụ nữ mang thai: 60 mcg/ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: 70 mcg/ngày
Việc bổ sung selen đúng liều lượng là cần thiết để tránh các tác dụng phụ do dư thừa hoặc thiếu hụt. Trong trường hợp ngộ độc hoặc có triệu chứng bất thường, cần dừng ngay và liên hệ với bác sĩ.

Selen có trong những loại thực phẩm nào?

selen-co-trong-thuc-pham


Chúng ta phải bổ sung nó thông qua chế độ ăn uống và các loại thực phẩm giàu selen nhất bao gồm:

  • Hải sản: Như cá ngừ, cá mòi, cá bơn, cá thu, hàu, sò điệp, tôm hùm và cua.
  • Thịt: Gồm thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm và nội tạng như gan, thận.
  • Quả hạch và hạt: Như quả hạch Brazil, hạt hướng dương, hạt điều.
  • Trứng và sữa: Trứng và các sản phẩm từ sữa.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Như gạo lứt, bánh mì trắng.
  • Rau củ và nấm: Mặc dù chứa ít selen hơn, một số loại rau như cải bó xôi và trái cây như chuối vẫn có thể cung cấp một lượng nhất định. Ngoài ra, nấm như nấm hương, nấm linh chi cũng là nguồn selen tốt.
  • https://tancang-catering.com.vn/selen-la-gi/
 

Bài mới nhất