Tắc kê mạ kẽm là gì?

vanmkt

New member
15 Tháng sáu 2024
12
0
1
ximangukim.com
Tắc kê mạ kẽm có độ bền cao, phù hợp cho nhiều hạng mục thi công xây dựng. Là phụ liệu vật tư không thể thiếu để tăng độ bền chắc cho hệ treo trong công trình của bạn. Tắc kê đạn mạ kẽm có nhiều kích thước và vật liệu khác nhau phù hộp với từng loại công trình.

Nở đóng hay còn gọi là tắc kê đạn cũng nằm trong nhóm bu lông nở, có công dụng là liên kết một kết cấu vào khối bê tông

Cấu tạo của nở đóng (tắc kê đạn) rất đơn giản, chỉ bao gồm 1 chi tiết đó là ống hình trụ tròn rỗng, phía trong có tiện ren, 1/2 thân nở đóng (tắc kê đạn) được khía rãnh ra làm 4, bên ngoài của phần khía rãnh có tạo lớp nhám nhằm tăng ma sát giữa nở đóng (tắc kê đạn) với bê tông.

Nếu liên kết yêu cầu độ thẩm mỹ cao, chống ăn mòn tốt thì thông thường sử dụng chất liệu thép không gỉ inox để sản xuất nở đóng (tắc kê đạn), chất liệu inox thông thường có 3 loại phổ biến:

Inox 201 sử dụng cho những liên kết chỉ yêu cầu cao về khả năng chịu lực, mà không quá quan trọng khả năng chống ăn mòn của vật liệu chế tạo nở đóng (tắc kê đạn).

Inox 304 là loại vật liệu phổ biến để chế tạo nở đóng (tắc kê đạn) cũng như các loại bu lông ốc vít inox khác, inox 304 có khả năng chịu lực tốt, cũng như khả năng chống ăn mòn cao.

Inox 316 là loại chất liệu đặc biệt, có giá thành cao hơn, sử dụng trong những môi trường có tính ăn mòn cao như nước biển, chất hóa học.

Ngoài việc sản xuất nở đóng (tắc kê đạn) bằng chất liệu inox, để hạ giá thành sản phẩm thì nở đóng (tắc kê đạn) cũng được chế tạo bằng thép hợp kim. Thông thường nở đóng (tắc kê đạn) được chế tạo bằng thép hợp kim như: CT3, SS400, Q325, C35, C45… hoặc theo cấp bền 3.6; 4.6; 5.6; 6.8; 8.8. Bề mặt bu lông nếu được sản xuất bằng thép hợp kim như CT3, C45… thì thông thường được mạ bằng phương pháp mạ điện phân, khi thanh ren (ty ren) phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt hơn người ta còn mạ nở đóng (tắc kê đạn) bằng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng hoặc nhuộm đen.

Cấp bền của tắc kê xi mạ kẽm thông thường sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc quốc tế, tùy vào yêu cầu của công việc mà có thể sử dụng bu lông có cấp bền cao hay thấp. Cấp bền của nở đóng (tắc kê đạn) sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là vật liệu và kích thước bu lông.



ỨNG DỤNG CỦA TẮC KE MẠ KẼM​

Lắp đặt mặt dựng kính facade, mặt dựng đá

Lắp đặt thang máy

Lắp đặt mái canopy, mái sảnh

Lắp đặt dầm thép

Lắp đặt chân cột thép

Lắp đặt, cố định các đường ống điện nước, điều hòa, cứu hỏa trong các công trình xây dựng

Lắp đặt chân máy

Cố định chân giá đỡ

Lắp đặt lan can

>> Xem thêm: Cách mạ inox tại nhà

ƯU ĐIỂM CỦA TẮC KE MẠ KẼM​

Thi công nhanh và dễ hơn so với thi công bu lông hóa chất hay vít nở nhựa

Giá thành thấp hơn so với bu lông hóa chất cùng kích cỡ

Khả năng chịu lực tôt



THAO TÁC THI CÔNG TẮC KE MẠ KẼM​

Bước 1: Khoan lỗ 12mm, sâu 60mm trong bê tông

Bước 2: Lấy chổi cọ và máy thổi bụi làm sạch lỗ khoan

Bước 3: Đóng bulong vào lỗ khoan

Bước 4: Dùng cà lê xiết đai ốc theo moment lực khuyến cáo. Nếu không có cà lê lực thì dùng cà lê thường xiết theo cảm giác vừa chặt tay

Bước 5: Lắp tải

>> Mạ điện là gì?

Mọi thông tin hãy liên hệ ngay qua:

Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghiệp Ngũ Kim Việt Nam

Địa chỉ: C8/35 Ấp 3, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh

Hotline/ Zalo: 090 823 08 39
 

Bài mới nhất