Tháp Nhu cầu Maslow: Tầm quan trọng của việc hiểu và đáp ứng nhu cầu con người
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn cố gắng đáp ứng các nhu cầu cơ bản và tìm kiếm sự thỏa mãn. Theo lý thuyết tháp nhu cầu Maslow, con người có một hệ thống nhu cầu xếp chồng lên nhau, từ các nhu cầu cơ bản như thức ăn và an toàn đến nhu cầu cao hơn như tình yêu, tình bạn và tự thực hiện.Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết đại diện cho những hành vi và tâm lý phổ biến của con người do nhà tâm lý học cùng tên – Abraham Maslow khởi xướng ra vào năm 1943.Tháp nhu cầu của Maslow cho rằng trong mỗi cá thể độc lập sẽ tồn tại nhiều nhu cầu khác nhau và thường được phân loại thành 5 nhóm cơ bản nhất: Sinh lý, an toàn, xã hội, kính trọng và thể hiện bản thân.
Mỗi cá nhân sẽ ưu tiên mức độ xử lý từng nhu cầu theo một cách khác nhau và thông thường sẽ theo một trình tự chung từ thấp đến cao. Cơ bản nhất là các nhu cầu sinh lý, cao nhất là nhu cầu thể hiện bản thân.
Tháp nhu cầu Maslow trong thực tế sẽ được biểu diễn giống như một kim tự tháp, tượng trưng cho những nhóm nhu cầu có độ cấp thiết tăng dần theo hướng từ dưới lên.
Ngày nay, rất nhiều lĩnh vực ngành nghề trong đời sống như: Quản trị, nhân lực, Marketing, tình yêu, giáo dục,… cũng đều có sự góp mặt của lý thuyết nhu cầu Maslow này.
5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow
Sau khi tìm hiểu khái niệm tháp nhu cầu Maslow là gì, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu 5 cấp độ tiêu biểu nhất của tháp Maslow.1. Nhu cầu sinh lý
Đây là nhu cầu được Abraham Maslow biểu diễn dưới đáy của kim tự tháp. Theo đó, ông cho rằng các nhu cầu về sinh lý sẽ là nhóm nhu cầu cơ bản nhất mà một cá thể cần đáp ứng để tồn tại.Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, nơi ở, tình dục,… gọi là các nhu cầu sinh lý của con người. Chúng quyết định đến khả năng sinh tồn và khả năng duy trì nòi giống của mỗi cá thể.
Bất kỳ ai trong chúng ta đều không thể duy trì sự sống nếu thiếu đi một trong những nhu cầu kể trên. Do vậy ở tháp nhu cầu Maslow, đây là cấp bậc thấp nhất và quan trọng nhất mà con người cần phải thỏa mãn.
2. Nhu cầu được an toàn
Cấp độ thứ 2 của tháp nhu cầu Maslow chính là nhu cầu được an toàn. Sau khi đáp ứng các điều kiện cần và đủ để tồn tại, con người sẽ muốn cuộc sống của họ được phát triển và được bảo vệ tốt hơn.Theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người sẽ muốn được đảm bảo an toàn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần chằng hạn như: Bảo hiểm, sức khỏe, tài chính, việc làm.
Muốn được bảo vệ và có cảm giác an toàn hơn chính là những hành vi tâm lý mà con người đòi hỏi ở cấp độ này. Do đó, họ sẽ luôn tìm cách thực hiện các nhu cầu kể trên qua các hoạt động như:
- Mua các loại bảo hiểm (BHXH, BH tai nạn, BH thất nghiệp,…).
- Tìm kiếm công việc ổn định với nhu cầu và mức sống hiện tại.
- Khám sức khỏe định kỳ hoặc đăng ký các dịch vụ cải thiện sức khỏe.
- Mở sổ tiết kiệm để lo liệu cho tương lai.
3. Nhu cầu xã hội
Đối với các nhu cầu xã hội, con người sẽ muốn hướng đến những hoạt động như: Mở rộng quan hệ bạn bè, tình yêu; gia tăng sự giao tiếp với các cá nhân khác; phát triển tình cảm cá nhân, gia đình, đồng nghiệp;…Có thể nói trong tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu giao tiếp và kết nối với các mối quan hệ xã hội là một trong những yếu tố quan trọng và thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người.
Bằng việc đáp ứng các nhu cầu xã hội, con người trở nên tự tin và phát triển hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là những liều thuốc hữu ích cho đời sống tinh thần của chúng ta trở nên phong phú và ý nghĩa hơn.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, khi các nhu cầu xã hội của một người nào đó được thỏa mãn ở mức cao nhất, họ sẽ hạn chế được rất nhiều các tác động tâm lý tiêu cực như: Trầm cảm, lo âu, cô đơn, tự dằn vặt,…
4. Nhu cầu kính trọng
Khi con người dần ý thức được giá trị của bản thân, nhu cầu được kính trọng sẽ xuất hiện. Chúng bắt nguồn từ tâm lý của các cá nhân muốn được người khác công nhận và đánh giá tốt về mình.Dù ở bất kỳ tình huống nào, tháp Maslow cũng cho thấy tính cần thiết của nhu cầu này. Sự tôn trọng giúp tiếp thêm động lực, sự tự tin và sức mạnh để con người vượt qua mọi khó khăn, rào cản trong cuộc sống.
Đây là cấp độ thứ 4 trong tháp nhu cầu Maslow, cho thấy tâm lý hành vi của các cá nhân dễ bị thu hút bởi nhu cầu này khi đã đạt được sự thỏa mãn ở 3 nhu cầu trước đó.
5. Nhu cầu được thể hiện bản thân
Cuối cùng và cũng là nhu cầu có cấp bậc cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow là nhu cầu khẳng định bản thân. Khi ấy, con người sẽ có tâm lý muốn chứng minh và thể hiện để bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của bản thân mình.Ở nhu cầu này, lý thuyết nhu cầu của Maslow cũng chỉ ra thêm rằng mỗi cá nhân đều có tầm ảnh hưởng và một những điểm mạnh nhất định.
Khi một ai đó muốn được thể hiện bản thân tức là họ đã nhìn nhận được giá trị và sự quan trọng của họ đối với một đối tượng cụ thể, chẳng hạn: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội,…
Nhu cầu thể hiện bản thân thường phản ánh qua nhiều khía cạnh: Trình độ học vấn, các loại kỹ năng, kiến thức đời sống,… Chúng được xếp ở vị trí cao nhất bởi đây được xem là hành vi bậc cao nhất của con người.
GoSELL cho rằng việc hiểu rõ rằng mỗi người có các nhu cầu riêng biệt và ưu tiên khác nhau giúp chúng ta xây dựng một môi trường xã hội tốt hơn, nơi mà mọi người đều có cơ hội để phát triển và đạt được sự thịnh vượng. Tháp nhu cầu Maslow không chỉ là một lý thuyết, mà còn là một khung tư duy mạnh mẽ giúp chúng ta hiểu và tôn trọng những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta.