Công nghệ mạ Pvd tại Hà Nội phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực

Vi anh

Member
15 Tháng hai 2023
140
0
16
Những năm gần đây, Công nghệ mạ PVD tại Hà Nội đang dần khẳng định vị thế số 1 trên thị trường xi mạ. Các sản phẩm được mạ bằng công nghệ mạ Pvd cao cấp, luôn mang một giá trị lớn. Xét về cả hình thức đẹp mắt, đến chất lượng bền vững. Nó được ứng dụng tại nhiều lĩnh vực khác nhau, cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ mạ tiên tiến hàng đầu trên thế giới này cùng namdailam.com nhé!

Đánh giá đặc điểm nổi bật của công nghệ mạ Pvd inox Hà Nội

Đánh giá đặc điểm nổi bật của công nghệ mạ Pvd inox Hà Nội

Định nghĩa công nghệ mạ PVD là gì?​

Công nghệ PVD (Physical Vapor Depotion: Công nghệ lắng đọng hơi vật lý) là các phương pháp xi mạ lắng đọng vật liệu trong môi trường chân không và được sử dụng để tạo các lớp phủ. PVD là một quá trình lắng đọng trong đó vật liệu chuyển từ thể rắn sang thể hơi và sau đó kết hợp khí trơ và trở lại thể rắn dưới dạng một lớp màng mỏng ngưng tụ trên bề mặt vật liệu. Công nghệ PVD được sử dụng trong sản xuất các mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao phục vụ cho các ngành cơ học, quang học, hóa học, cơ khí hoặc điện tử..

Mô tả nguyên lý hoạt động của Công nghệ mạ Pvd

Mô tả nguyên lý hoạt động của Công nghệ mạ Pvd

Ưu điểm nổi bật của công nghệ mạ Pvd

Lớp phủ Titanium được tạo ra bởi công nghệ PVD cứng hơn và chống ăn mòn tốt hơn so với lớp phủ được tạo ra bởi quá trình mạ điện. Lớp phủ PVD có thể chịu nhiệt độ cao và chịu va đập tốt, chống mài mòn tuyệt vời và rất bền nên hầu như không bao giờ cần phủ thêm lớp bảo vệ nào khác.

Có khả năng áp dụng trên hầu hết các loại vật liệu vô cơ và một số vật liệu hữu cơ

Thân thiện với môi trường hơn so với các quy trình xi mạ truyền thống như mạ điện và sơn vì không có chất thải trước và sau quá trình.

Có thể sử dụng nhiều kỹ thuật để tạo ra lớp mạ phủ nhất định.

Nhiệt độ mạ thấp: hệ thống PVD vận hành ở nhiệt độ thấp từ 200 đến 450°C trong buồng chân không, điều này có thể cung cấp lớp xi trên nhiều loại vật liệu như gốm sứ, thủy tinh, ceramic. kim loại..v.v

Nhược điểm của công nghệ mạ Pvd

Yêu cầu quy trình rửa sạch bề mặt sản phẩm xi mạ rất khắt khe,

Lớp phủ khó vào sâu bên trong một số mẫu có hình dáng phức tạp. Tuy nhiên có những phương pháp cho phép phủ đầy đủ các hình học phức tạp.

Một số công nghệ mạ PVD thường hoạt động ở nhiệt độ và chân không rất cao, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt của nhân viên điều hành và cần một hệ thống làm mát để giải nhiệt lớn.

Chi tiết quy trình công nghệ mạ PVD​

Đơn giản công nghệ mạ PVD là quá trình mạ Titan hoặc Crom lên bề mặt kim loại rắn bằng quy trình lần lượt là bốc hơi, vận chuyển, phản ứng và lắng đọng. Vậy cụ thể trong mỗi giai đoạn, người ta đã ứng dụng công nghệ như thế nào? Dưới đây là chi tiết từng giai đoạn công nghệ mạ PVD

Công nghệ mạ Pvd tại Hà Nội phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực

Công nghệ mạ Pvd tại Hà Nội phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực

Bốc hơi kim loại​

Bước đầu tiên, các chuyên gia sẽ chuyển các kim loại từ dạng rắn sang dạng hơi. Họ làm điều này bằng cách tách rời các kim loại điện cực khỏi điện cực với hồ quang điện hoặc bay hơi chùm điện tử.

Năng lượng dòng điện trên bề mặt catot làm phá vỡ liên kết tinh thể, tan chảy và bốc hơi, những nguyên tử kim loại Ti (Titan), Zr (Zirconium), Cr (Crom)… va chạm với các điện tử và các ion khác xuất hiện trong môi trường các plasma để trở thành những ion Ti+, Zr+, Cr+… và Ti++, Zr++, Cr++…

Vận chuyển các ion​

Tiếp đó, họ sử dụng điện trường để vận chuyển, thu hút các ion này về tới bề mặt của đồ vật cần mạ. Các ion Ti+, Zr+, Cr+… và Ti++, Zr++, Cr++…sẽ đi theo từ trường với dòng điện phù hợp, tự động tiến về đích là bề mặt kim loại mạ.

Phản ứng hóa học​

Sau khi tiến về bề mặt cần mạ, ở đây sẽ bắt đầu xảy ra các phản ứng hóa học giữa các ion và ion của hỗn hợp khí hiếm để tạo ra một lớp phủ mạ. Cụ thể các ion điện cực sẽ ghép lại với nhau.

Với mỗi sự kết hợp ion sẽ cho ra một màu sắc khác nhau. Và người làm mạ có thể điều chỉnh dựa theo nhiệt độ, môi trường, thành phần tách điện cực cũng như dòng điện dẫn vào.

Lắng đọng tạo lớp phủ​

Cuối cùng, khi kim loại bay hơi và khí hiếm được kiểm soát (chủ yếu là Neon và Argon) đã phản ứng xong với nhau, chúng ta sẽ chờ cho hỗn hợp phản ứng lắng lại, tạo thành một lớp phủ bền đẹp trên bề mặt đồ vật. Lớp bám phủ này rất chắc chắn và khó có thể bị ăn mòn, vì vậy được ứng dụng nhiều trong thiết bị, máy móc có nhu cầu sử dụng lâu năm.

Kết luận​

Với những chia sẻ của chúng tôi ở trên. Có thể khẳng định công nghệ mạ pvd không chỉ mang lại những lợi ích về chất lượng và tính thẩm mỹ mà còn đáp ứng nhu cầu về sự bền vững và an toàn cho sức khỏe. Việc chọn lựa sản phẩm được trang bị công nghệ này sẽ là một quyết định đúng đắn và hiệu quả.

Công ty Nam Đại Lâm chúng tôi với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xi mạ công nghệ mạ Pvd. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0966 195 377 - 0966 818 367 - 0912 973 698 để được tư vấn hỗ trợ sớm nhất nhé!

CÔNG TY TNHH SX VÀ TM NAM ĐẠI LÂM

Địa chỉ: Lô số 3 - Khu CN Lai Xá - Hoài Đức - Hà Nội
Hotline: 0966 195 377 - 0966 818 367 - 0912 973 698
Email: [email protected]

Xem thêm:

 

Bài mới nhất