CÂY GIỐNG CHUỐI TIÊU HỒNG

26 Tháng tám 2024
100
0
16
Cây giống chuối tiêu hồng được Trung tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao sản xuất cây giống đầu dòng F1 và cung cấp với giá 7.000đ/1 cây. Cam kết cây chuẩn giống F1, chất lượng cao. Sđt: 0916.430.455

* Đặc điểm: cây giống và trái

Đặc điểm:Giống chuối tiêu hồng quả chín có màu vàng sáng, thịt quả rắn, hương vị ngọt thơm, khi chín vỏ quả dày và rắn, không nhũn như các giống chuối tiêu khác nên thuận tiện cho vận chuyển đóng gói.

Về mùa hè chuối ăn có vị ngọt không chua như chuối tiêu ta.

Giống chuối tiêu hồng thuộc nhóm phụ chuối tiêu vừa. Thân giả màu hồng đỏ, có những mảng đen nâu lớn liên tục. Lá đứng, đầu lá uốn cong, gân chính màu trắng sáng ở gốc có nhiều phấn trắng, đuôi gân lá ít phấn.

– Thân giả cao 2,2-2,6 m, đường kính 17,9-18,3 cm.

– Thời gian từ trồng đến thu hoạch 10-11 tháng.

– Buồng quả hình trụ có 9 nải, 168 quả. Khối lượng buồng 20,4 kg.

– Kích thước quả: dài 18,3 cm, đường kính 3,9 cm

– Năng suất 45-50 tấn/ha.

– Chất lượng tốt. Chín vụ hè mã quả vàng đẹp, hương vị thơm ngon, thịt quả chắc và không chua như những giống chuối tiêu khác.

* Kỹ thuật trồng

1. Chuẩn bị đất trồng

- Thích hợp với nhiều vùng đất

- Phát triển tốt trên đất phù sa, thịt nhẹ, cát pha nhiều màu

- Vùng đất trũng, thoát nước kém phải lên luống cao

- Đào hố : Dài 40cm, rộng 40cm, sâu 40cm

- Khoảng cách giữa các hố: từ 2m – 2.5m



2. Phân bón lót cho 1 hố

- Trung bình 1 cây chuối cần khoảng 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0,8-1kg đạm, 1-1, 5kg lân, 2-3kg kali trong 1 năm.

- Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 0,1kg đạm + 0,1kg kali. Bón thúc lần 1 sau khi trồng 1- 1,5 tháng, kết hợp với làm cỏ, xới xáo quanh gốc. Bón 1/2 lượng đạm và 1/3 lượng kali còn lại, cách gốc 30-40cm.

- Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 1,5-2 tháng. Bón 1/2 lượng đạm và kali còn lại, cách gốc 1m.

- Bón thúc lần 3 với lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5-2m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7-10cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70-80%.

- Khi chuối trổ buồng 15-20 ngày có thể dùng bao nilon trắng trùm kín buồng để hạn chế sâu bệnh.



3. Chọn giống

- Giống cây nuôi mô: Là giống được sản suất, nhân giống hoàn toàn trong phòng thí nghiệm đạt đầy đủ các tiêu chuẩn quy định

- Giống được tách từ cây mẹ:

Có chiều cao từ 70cm -1,2m, thân thẳng, sạch sâu bệnh và đã được sử lí kỹ thuật



4. Mật độ và khoảng cách trồng

Mật độ trồng khác nhau tùy thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu, giống, phương thức trồng, trình độ thâm canh, khả năng lao động và chu kỳ kinh doanh của vườn.

Với điều kiện ở đồng bằng, mật độ trồng thích hợp là: 1,8 x 1,8 m tương đương 3.500 cây/ha.



5. Thời vụ trồng

- Vụ Thu: Tháng 8, 9, 10

- Vụ xuân: tháng 2, 3

Sau khi trồng cần ủ rác cho các cây và tưới giữ ẩm để cây mau bén rễ.



6. kỹ thuật trồng

- Bới hỗn hợp đất + phân trong hố

- Tháo bỏ bầu túi nilon

- Đặt gốc chuối vào giữa hố, vừa độ nông, sâu,cây thẳng đứng

- Lấp kín đất,dùng chân giậm nhẹ

- Tưới đủ nước ngay sau khi trồng

- Sau khi chuối trổ hoa ra khoảng 10 đến 13 nải tiến hành bẻ bắp

- Cột chống buồng chuối tránh gió, bão.



7. Kỹ thuật chăm sóc

Vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao.

- Tưới nước

Thời gian hạn, ít mưa cần phải tưới. Đặc biệt chú ý giai đoạn khi cây phân hóa hoa (sau trồng 8 - 10 tháng) đến khi quả lớn đẫy. Theo tính toán tưới 1ha từ 30 – 63 m³/ha/ngày (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để đảm bảo 80% sức giữ ẩm của đất trồng).

- Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn

Trong thời kỳ nóng và ẩm, cây mẹ đẻ con chồi nhiều, cần tỉa bớt chỉ định lại 1 - 2 chồi con và khống chế mật độ trong vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và con. Việc định chồi phải làm thường xuyên bằng các biện pháp cơ giới hay sự dụng các hóa chất.

Đồng thời với tỉa mầm, định chồi cần tiến hành vệ sinh như cắt bỏ lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, bao buồng bằng túi PE đục lỗ, phòng trừ cỏ dại, khơi rãnh tiêu nước cho vườn...

- Bón phân cho chuối

Nhu cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cả đến phẩm chất, khả năng vận chuyển, cất giữ quả.

Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 – 200g, lân 20 – 40g, kali 300 – 400g; phân hữu cơ 5 – 10kg, bón trước khi trồng.

Thời gian và cách bón có thể chia làm các đợt sau:

+ Bón trước khi trồng: Bón phân hữu cơ và 1/2 lân + 1/4 kali.

+ Bón lần 2: Sau khi trồng 2 tháng, bón 1/4 đạm, 1/2 kali, bón nông, xới nhẹ trên mặt kết hợp ủ gốc cho cây.

+ Bón lần 4: Bón nuôi quả với 1/4 đạm, 1/4 lân và 1/4 kali.

Các loại phân sau khi bón cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa. Phân hữu cơ có thể bón theo rãnh, bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cùng với thuốc bảo vệ thực vật.



8. Phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu bệnh phổ biến và gây hại lớn đáng chú ý sau:

* Bệnh gây hại chủ yếu

- Bệnh đốm lá Sigatoka: Bệnh phát triển trong điều kiện ấm, ẩm ở nhiệt độ 26 - 28˚C, mù trời, độ ẩm cao. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor...

- Bệnh vàng lá Moko: triệu chứng là lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc thay đổi giống.

- Bệnh vàng lá Panama (héo rũ): Bệnh liên quan nhiều đến tình hình dinh dưỡng trong đất như mùn thấp, cấu trúc đất xấu, hàm lượng kẽm thấp, tỷ lệ Ca/Mg và K/Mg cao thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

Việc trừ bệnh là khó khăn nên chủ yếu là phòng bệnh. Phòng bằng biện pháp kiểm dịch, xử lý con chồi, cải thiện lý hóa tính của đất, sử dụng giống kháng bệnh.

Ngoài ra chuối còn bị bệnh thối nõn, thối nau quả, đốm đen quả... hoặc các bệnh sinh lý như thối nhũn thịt quả, đông vón thịt quả hoặc hóa vàng thịt quả.

* Sâu gây hại chủ yếu

- Sâu đục thân chuối: cần phân biệt loại sâu đục thân giả của cây phá hoại thân giả và sâu đục thân thật còn gọi là sâu vòi voi phá hoại chủ yếu ở thân thật dưới mặt đất. Phòng trừ chủ yếu là xử lý đất quanh gốc, vệ sinh các lá khô trên cây, đặt bẫy bả, khơi thoát làm thông thoáng vườn. Có thể sử dụng thuốc: Shepa (0,2 - 0,3%) hoặc Sumicidin, Polytrin...

- Sâu hại lá chuối: bao gồm các loại sâu róm, sâu cuốn lá... gây hại trên phiến lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại sống tập trung, phun thuốc trừ. Có thể sử dụng: Viben C, Daconil (0,3%)...

- Sâu hại hoa, quả: Hoa và quả thường bị các loại sâu như bọ trĩ, nhện, bọ vẽ ăn hại, ăn các phần của hoa, vỏ của quả non để lại các vết sẹo, ghẻ, xấu mã quả. Để khắc phục các loại sâu này, cần tiến hành bao buồng hoa, quả bằng túi PE đục lỗ.

* Tuyến trùng hại chuối

Tuyến trùng là tên gọi chung của những sinh vật nhỏ sống trong đất gây hại rễ. Phòng trừ chúng chủ yếu là xử lý đất bằng các loại thuốc xông hơi như loại 1 - 2 dibromo-3 chloropane (DBCP) hoặc các chế phẩm khác.



9. Thu hoạch

Những căn cứ để xác định điểm thu hoạch quả là:

- Căn cứ vào hình thái quả như màu sắc, hình dạng quả và núm quả.

- Căn cứ vào chỉ số quả: giữa trọng lượng quả (g) và chiều dài quả (cm).

- Căn cứ vào dộ nhớt hoặc độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng.

- Căn cứ vào thời gian ra hoa đến thu hoạch: 2,5 - 3 tháng.

- Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khoảng cách từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ

Sau khi cắt buồng, bà con nên dựng vào nơi thoáng mát cho chảy bớt nhựa trong 2-3 ngày. Dùng dao, kéo sắc ra nải đem rấm bằng đất đèn hoặc lá xoan + đốt hương đen./.

Ngoài nguồn thu từ Chuối quả người trồng cây Chuối tiêu hồng còn có nguồn thu thường xuyên từ lá chuối, chồi chuối, bẹ chuối và các cây nông nghiệp chồng xen ngắn ngày khác(đậu tương, lạc, bí…vv.).

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao - Nhà Vườn Tuấn Muôn

CÔNG TY TNHH XNK Nông Nghiệp Tiên Tiến Toàn Cầu - Hợp Tác Xã Giống Cây Trồng Cổ Bi

SĐT: 0916.430.455

- Địa chỉ vườn ươm: Hợp tác xã giống cây trồng cổ bi, đối diện trường mầm non cổ bi cũ, ngã tư chợ Vàng - đường cổ bi - Gia lâm - Hà Nội

- Địa chỉ trụ sở: Thôn Vàng, xã Cổ Bi, Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội

- Email: [email protected]

- Web: giongcaytrongkinhtecao.com

- Trong trường hợp quý khách đăng ký làm đại lý cung cấp cây giống cho Trung tâm sẽ nhận được hỗ trợ về giá và ưu đãi lớn.

HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

CHÚC CÁC NHÀ VƯỜN, TRANG TRẠI TRỒNG CÂY THẮNG LỢI
 

Bài mới nhất