Khói thuốc lá – Thủ phạm âm thầm gây bệnh mũi xoang

dancingshop7

Member
29 Tháng một 2024
181
0
16
Ở mũi và đường hô hấp trên, hút thuốc lá lâu dài ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của lông mao, có thể dẫn đến thay đổi độ thanh thải niêm mạc.
Những người có tiền sử hút thuốc lá nên thăm khám sức khỏe tai mũi họng định kỳ mỗi 6 tháng một lần, tầm soát một số loại ung thư có yếu tố nguy cơ cao do thuốc lá như ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang, ung thư phổi... để dự phòng.
Thanh thải niêm mạc là một cơ chế bảo vệ chính giúp đường hô hấp và phổi chống lại các yếu tố độc hại khi hít vào.
Các hóa chất được sử dụng trong thuốc lá như hydro xyanua và amoniac rất độc hại, có thể làm suy giảm chuyển động của lông mao, dẫn đến sự tích tụ chất nhầy trong hốc mũi.
9-600x360.jpg

Hốc mũi được lót bằng các tế bào giống như lông gọi là lông mao, có thể di chuyển qua lại. Lông mao kết hợp với chất nhầy trong mũi để ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách giữ lại các phần tử lạ và sau đó "quét" chúng đi, loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng ra khỏi cơ thể.
ThS.BS Nguyễn Thị Hương, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, hút thuốc lá trong thời gian dài có liên quan đến nhiều thay đổi về cấu trúc và chức năng trong hệ hô hấp.
Đau vùng mặt mạn tính và đau đầu là triệu chứng của viêm xoang mạn tính. Đau mặt thường gặp ở những người hút thuốc.
Những chất độc hại trong thuốc lá có thể gây nhiễm trùng mũi xoang, ngưng thở khi ngủ, ung thư mũi xoang… nếu hút hoặc hít khói thuốc thời gian dài.
Mũi là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại các phần tử lạ. Hốc mũi và các xoang tiết ra khoảng 1-2 lít chất nhầy mỗi ngày. Thông thường, tất cả chất nhầy đó sẽ di chuyển đến phía sau cổ họng và chúng ta nuốt nó.
Những người hút thuốc có xu hướng bị bệnh thường xuyên hơn và dễ dàng hơn những người không hút thuốc do hệ thống miễn dịch suy giảm. Mặc dù nhiều thanh niên hút thuốc lá có vẻ khỏe mạnh nhưng lại mắc bệnh viêm phổi.
Khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng như phấn hoa hoặc khói bụi, các lông mao và chất nhầy trong mũi xoang có thể làm sạch hốc mũi. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hương, khi lông mao tổn thương do hút thuốc, chất nhầy bị ứ trong mũi xoang và vi khuẩn bắt đầu sinh sôi ở đó.
Những tổn thương trong cơ chế bảo vệ này góp phần gây viêm và tắc nghẽn đường hô hấp. Nó cũng làm tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng đường hô hấp, gây tổn thương phổi và góp phần khiến các bệnh đường hô hấp có sẵn tiến triển.
Không chỉ gây hại cho người hút trực tiếp, khói thuốc lá còn ảnh hưởng tới sức khỏe của những người xung quanh. Viêm xoang mạn tính, giảm vị giác và khứu giác, ung thư mũi xoang, nhiễm trùng đường hô hấp và viêm tai ở trẻ em... là những nguy cơ cho cả người hút và người hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài.
Khi ngừng hút thuốc, mũi xoang có thể mất vài tháng đến vài năm để trở lại chức năng bình thường. Bác sĩ Hương khuyến nghị, việc cai thuốc lá rất cần thiết để tránh các nguy cơ và biến chứng hô hấp, cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh ung thư và nguy cơ tử vong.
Nếu không có sự chuyển động bình thường của lông mao, mũi xoang có thể bị tắc; gây ra viêm và cảm giác đau vùng gò má, sống mũi, dưới mắt. Cơn đau thậm chí có thể biểu hiện như căng tức các răng hàm trên, vị trí gần các xoang.
Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng trong mũi xoang. Ngoài ra, khói thuốc lá làm suy giảm khả năng của cơ thể trong việc loại bỏ vi khuẩn và virus có hại, khiến cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
 

Bài mới nhất