Liệu còn chân răng có bọc răng sứ được không?

7 Tháng mười 2023
222
0
16
Một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc hiện nay chính là còn chân răng có bọc răng sứ được không? Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng chỉ còn lại phần thân gốc. Điều này gây ra cảm giác khó chịu, tự ti, mặc cảm và hơn hết chính là ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày. Do đó hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên cũng như kiếm tìm phương pháp điều trị khi chỉ còn chân răng gốc qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
AD_4nXd-WHPXywMchJ7HN--GyEVYpsafE9RPvHS-opW2M2JE-ER-arbqR9UxYrafgKzXf6pPXQZPO6Wk4zRdVj7J-KYxtgfzh5nVNO864UdxSDr0vG-bTzxvS-5pWSsTC-TsqEoQ1Y_fIgmQKjv1Gi0aRDLhy3Uf

Còn chân răng có bọc răng sứ được không?​

Hẳn không ít người thắc mắc còn chân răng có bọc răng sứ được không. Rất tiếc trong trường hợp này bác sĩ khuyến cáo bạn không nên bọc răng sứ. Bởi thực tế để bọc răng sứ, các bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng rồi mới đặt mão sứ lên trên răng vừa mài. Chính vì thế điều kiện tiên quyết để bọc sứ chính là răng phải cứng cáp, khỏe mạnh, không nứt vỡ và còn đủ thân răng.
Việc bọc sứ khi chỉ còn chân răng sẽ không được khuyến khích

Do đó việc bọc sứ khi chỉ còn chân răng sẽ không được khuyến khích. Thay vì bọc răng sứ còn có một số phương pháp khác bạn có thể tham khảo khi chỉ còn chân răng như cầu răng sứ, trồng răng Implant trong trường hợp chân răng quá yếu. Và tốt nhất bạn nên đến thăm khám tại các nha khoa uy tín và chất lượng để được tư vấn cũng như lên phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Những trường hợp nào khiến răng chỉ còn chân răng?​

Răng có cấu tạo gồm có 3 phần. Trong đó bao gồm thân răng – thường sử dụng mão sứ, cổ răng và chân răng. Tuy nhiên vì một số lý do, rất nhiều người bị mất thân và cổ răng, chỉ còn chân răng ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động ăn uống hàng ngày của họ. Một số nguyên nhân chủ yếu khiến răng chỉ còn phần chân có thể kể đến như:
Vi khuẩn sâu răng khiến răng chỉ còn chân

  • Tai nạn: Một trong số những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người chỉ còn chân răng chính là do thói quen xấu như mở nắp chai hay cắn vật cứng bằng răng. Những hành động này ảnh hưởng trực tiếp tới men răng, khiến nó bị thương tổn, vỡ mẻ. Lâu dần sẽ chỉ còn lại chân răng.
  • Răng bị thiếu canxi: Điều này có thể xuất phát từ việc bạn ăn uống không đủ chất hoặc do cơ địa bẩm sinh. Men răng khi bị thiếu canxi sẽ dần trở nên yếu đi, vỡ mẻ răng và lâu ngày bạn sẽ chỉ còn lại chân răng.
  • Mắc phải những bệnh lý răng miệng: Một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nhiễm cũng ảnh hưởng trực tiếp tới men răng khiến nó dễ nứt vỡ. Nếu không điều trị kịp thời sức khỏe răng miệng sẽ ngày càng trở nên xấu đi thậm chí gây ra tình trạng mất răng.

Khi nào nên bọc răng sứ? Khi nào không nên bọc răng sứ?​

Bọc răng sứ là một quá trình thẩm mỹ nha khoa được sử dụng để cải thiện hình dáng, màu sắc và chức năng của răng. Tuy nhiên, không phải tình huống nào cũng phù hợp để bọc răng sứ. Dưới đây là một số trường hợp nên và không nên bọc răng sứ:

Nên bọc răng sứ khi nào?​

  • Răng bị nứt, gãy hoặc bị mất một phần: Bọc răng sứ có thể khắc phục những vấn đề này và tái tạo lại hình dáng tự nhiên của răng.
  • Răng bị vết ố, màu sắc không đẹp: Răng sứ có thể được sử dụng để che đi vết ố, đánh bóng và cải thiện màu sắc của răng.
Bọc răng sứ khi chân răng bị nứt gãy một phần

Không nên bọc răng sứ khi nào?​

  • Bệnh nướu nghiêm trọng: Trước khi bọc răng sứ, mọi bệnh lý nghiêm trọng phải được điều trị và kiểm soát. Nếu không, việc bọc răng sứ có thể gây tổn thương cho nướu và dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Răng bị mòn nghiêm trọng: Nếu răng đã bị mòn đến mức nghiêm trọng, bọc răng sứ có thể không phải là giải pháp tốt nhất. Trong một số trường hợp, việc khắc phục bằng cách làm răng giả hoàn toàn mới có thể được xem xét.
  • Tình trạng răng không ổn định, quá yếu, quá lung lay: Nếu răng không ổn định hoặc có vấn đề liên quan đến cấu trúc xương, việc bọc răng sứ có thể không đạt được kết quả tốt và không bền vững. Quan trọng nhất, trước khi quyết định bọc răng sứ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa. Họ có thể đánh giá tình trạng răng của bạn và tư vấn phương pháp phù hợp nhất.

Bọc sứ răng còn chân răng như nào? Quy trình bọc sứ răng còn chân răng​

Nếu bạn muốn biết bọc sứ khi răng còn chân răng sẽ ra sao thì dưới đây là các bước bác sĩ sẽ thực hiện:
  • Khám tổng quát và chụp X-quang: Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng, chân răng và xương hàm. Chụp X-quang để đánh giá mức độ tiêu xương và khả năng chịu lực của chân răng.
  • Mài cùi răng: Bác sĩ mài đi một phần thân răng để tạo cùi răng cho mão sứ. Mức độ mài tùy thuộc vào tình trạng răng và loại mão sứ.
  • Lấy dấu răng: Bác sĩ lấy dấu răng để chế tạo mão sứ phù hợp.
  • Gắn mão sứ tạm thời: Mão sứ tạm thời được gắn để bảo vệ cùi răng trong thời gian chờ chế tạo mão sứ chính thức.
  • Gắn mão sứ chính thức: Mão sứ chính thức được gắn vào cùi răng bằng keo nha khoa chuyên dụng.

Lưu ý khi bọc răng sứ khi chỉ còn chân răng​

Bọc răng sứ khi chỉ còn chân răng là một kỹ thuật nha khoa phức tạp đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuyên môn cao của bác sĩ. Để đảm bảo kết quả tốt nhất và hạn chế tối đa rủi ro, bạn cần lưu ý những điều sau:

Lựa chọn nha khoa uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao​

  • Kỹ thuật bọc răng sứ khi chỉ còn chân răng đòi hỏi tay nghề cao và kinh nghiệm dày dặn của bác sĩ.
  • Nha khoa uy tín sẽ đảm bảo thiết bị hiện đại, vật liệu chất lượng và quy trình an toàn

Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi bọc sứ​

  • Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa Flour.
  • Sử dụng chỉ nha khoa 1 lần/ngày để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám.
  • Đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và mão sứ.
Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi bọc sứ

Những giải pháp khắc phục khi chỉ còn chân răng bạn nên biết​

Thay vì bọc răng sứ, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên lựa chọn phương pháp cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant để khôi phục thẩm mỹ trong trường hợp chỉ còn chân răng. Hai phương pháp này được đánh giá là hiệu quả hơn hẳn bọc răng sứ. Cụ thể bạn hãy tham khảo một số thông tin sau.

Cầu răng sứ – Phục hình răng hoàn hảo​

Cầu răng sứ là phương pháp có nhiều điểm tương đồng so với bọc răng sứ như việc đều cần phải mài răng làm trụ, lấy dấu hàm, chế tác mão rồi lắp mão sứ cố định vào răng. Tuy nhiên điểm khác biệt của cầu răng sứ chính là sẽ được chế tác thành một dải cầu được nối với nhau và tạo ra một sự liên kết cực kỳ chắc chắn. Do đó hiệu quả của kỹ thuật này sẽ cao hơn so với bọc răng sứ với trường hợp chỉ còn lại chân răng.
Cầu răng sứ phục hình răng gốc hoàn hảo

Ngoài ra phương pháp cầu răng sứ có thể khôi phục thẩm mỹ của hàm răng một cách cực kỳ hiệu quả, chức năng nhau được phục hồi lên đến 70% với thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ sau vài ngày thăm khám bác sĩ.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này chính là chỉ khôi phục tạm thần phần thân răng bị mất và không thể ngăn chặn được những biến chứng tiêu xương hàm. Nguyên nhân là do không còn tác động của lực nhai từ phần thân răng xuống phía dưới. Ngoài ra khi mài răng làm trụ sẽ khó tránh khỏi việc tác động trực tiếp tới những chiếc răng lân cận. Thời gian duy trì của cầu răng sứ cũng chỉ khoảng dưới 10 năm.
Tham khảo thêm: Còn chân răng có bọc răng sứ được không
 

Bài mới nhất